Nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em dân tộc thiểu số

Nâng chất lượng chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo sơ kết triển khai nội dung Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thuộc Dự án số 7 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với sự tham dự của 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, Hội thảo nhằm rà soát, đánh giá tiến độ triển khai các nội dung "Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em nhằm giảm tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, nâng cao tầm vóc, thể lực của người dân tộc thiểu số" - Dự án 7 giai đoạn 2022-2023.
Đồng thời thảo luận, thống nhất các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình tại địa phương và hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động, theo dõi, giám sát, đánh giá năm 2024.

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đề ra mục tiêu đến năm 2025 có 90% phụ nữ mang thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế/có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân dưới 15%; giảm tỷ số tử vong mẹ tại khu vực miền núi xuống còn 50 ca trên 100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi khu vực miền núi xuống còn 17‰…

Kết quả triển khai ở trung ương năm 2022-2023, đã đào tạo, tập huấn về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 63 tỉnh, thành phố; Ban hành Quyết định số 2869/QĐ-BYT ngày 13/07/2023 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai mô hình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho cán bộ tuyến tỉnh của 39 tỉnh, thành phố tại Hà Giang và Thừa Thiên Huế; Triển khai mô hình điểm về Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại 2 tỉnh Lào Cai và Đắk Lắk.

Tại địa phương, nhóm hoạt động "Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời cho bà mẹ - trẻ nhỏ" đã cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo giảng viên tuyến tỉnh về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời. Đồng thời tổ chức tập huấn cho 566 cán bộ tuyến huyện, 2.870 cán bộ tuyến xã làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, 8.456 cán bộ y tế thôn bản; xây dựng 311 mô hình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời được triển khai tại các xã khu vực III. Đã có hơn 79.000 phụ nữ mang thai được bổ sung viên sắt, 1469 trẻ suy dinh từ 6-23 tháng dưỡng được nhận bổ sung gói đa vi chất…

Đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, dù đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên Chương trình cũng gặp phải một số khó khăn vướng mắc. Đó là tiến độ phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân vốn còn chậm, kinh phí thực hiện năm 2022 phải chuyển sang năm 2023 thực hiện tiếp; tại một số địa phương kinh phí phân bổ cho nội dung ít, không đủ để triển khai hết các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Y tế như mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế.
Nhiều địa phương, nhất là tuyến huyện, xã chưa thực sự đủ năng lực để xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí, triển khai hoạt động theo phân cấp quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia, trong khi tuyến tỉnh lại chưa tổ chức được tập huấn, hướng dẫn đầy đủ. Một số tài liệu hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế được ban hành đã lâu và mới được cập nhật kịp thời.

Mặc dù trong Thông tư 55/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng như Quyết định 2415/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chi trả phụ cấp hằng tháng cho cô đỡ thôn bản nhưng đến nay nhiều địa phương vẫn chưa thực hiện chi trả phụ cấp cho cô đỡ thôn bản đang hoạt động. Tương tự, nội dung và mức chi thực hiện 4 gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em đã được quy định rõ ràng tại Thông tư 55/2023/TT-BTC nhưng còn nhiều địa phương chưa thực hiện.

Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, trong năm 2024 sẽ chủ động tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình; xây dựng kế hoạch và triển khai sớm các hoạt động của Chương trình; ưu tiên bố trí kinh phí để các tỉnh miền núi khó khăn có điều kiện triển khai đầy đủ các nội dung hoạt động của Chương trình. Đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ thuộc chương trình đảm bảo chất lượng và tiến độ…

PV

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.