“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, tạo điều kiện cho đội ngũ này được học tập, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, qua đó từng bước nâng cao năng lực, khắc phục khó khăn trong học tập và công tác.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 127/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc.
Tỉnh Trà Vinh có dân số trên 1,1 triệu người; trong đó, dân tộc Khmer chiếm 31,5%, dân tộc Hoa chiếm 0,6%, các dân tộc khác như Chăm, Ấn… chiếm 0,05%. Cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao mức sống, tỉnh Trà Vinh còn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số.
Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng khó khăn trên địa bàn. Theo đó, những người thuộc diện hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế.
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có ba huyện giáp biên giới Campuchia gồm: Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, với đường biên dài hơn 260km. Dân số của tỉnh hơn 1 triệu người, trong đó khoảng 20% là người dân tộc thiểu số sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Với đặc thù đó, những năm qua, Bình Phước luôn đề cao, chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
Nhiều năm qua, lực lượng lao động người dân tộc thiểu số nhập cư đã góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng Nai. Tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đây là lực lượng quan trọng, chiếm hơn 30% số lao động, góp phần vào sự ổn định lao động, việc làm cũng như sự phát triển của Tổng Công ty.
Nhờ nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (giai đoạn 1 từ 2021-2025), đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai ngày một nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa - xã hội chung của tỉnh.
Sa Thầy là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum. Toàn huyện có 2.033 đảng viên, trong đó 716 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Huyện ủy Sa Thầy xác định, phát triển đảng viên ở cơ sở, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch hàng năm, trong đó rà soát, chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng các tài năng trẻ người dân tộc thiểu số để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới.
Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi luôn quan tâm đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng đổi mới và nâng cao chất lượng, gắn với nhu cầu xã hội.
Ngày 6/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo sơ kết triển khai nội dung Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, thuộc Dự án số 7 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ 12-14/8, Tỉnh Đoàn Kon Tum tổ chức Ngày hội Văn hóa tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2023, với hơn 200 đội viên, đoàn viên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tham gia. Với chủ đề “Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”, Ngày hội được diễn ra với nhiều hoạt động như tham quan, trải nghiệm ẩm thực truyền thống, chơi các trò chơi dân gian; thi Đội tuyên truyền măng non với chủ đề “Cuộc sống không khói thuốc”; Liên hoan Văn hóa cồng chiêng, đàn hát dân ca, trình diễn trang phục các dân tộc.
Là học sinh người dân tộc thiểu số, đến từ những xã vùng khó khăn, biên giới của tỉnh Nghệ An, bằng sự nỗ lực, quyết tâm và hơn cả là niềm đam mê với học tập, em Cao Duy Thông (Trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn) và em Nguyễn Quốc Cường (Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông số 2 Nghệ An, đóng tại thành phố Vinh) đã đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước ngày càng tốt hơn. Qua đó, khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, giữa đô thị và nông thôn từng bước được rút ngắn.
Chiều tối 14/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, giáo viên nhân Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) và Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11).
Trong hai ngày 7 và 8/7, cùng với cả nước, trên 8.000 thí sinh của tỉnh Yên Bái sẽ bước vào Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022. Đến thời điểm này, cùng với việc chuẩn bị kiến thức và tâm lý cho các thí sinh, các đơn vị, trường Trung học Phổ thông, các địa phương trong tỉnh đã sẵn sàng mọi điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực để Kỳ thi diễn ra an toàn và thành công.
Sau 6 tháng trì hoãn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ ngày 12 - 23/5/2022, trong bầu không khí tưng bừng và tinh thần thể thao mạnh mẽ, Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã được tổ chức. Đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games (lần thứ nhất Việt Nam đăng cai là kỳ SEA Games 22 năm 2003). Góp phần vào thành công chung của SEA Games 31 không thể không nhắc đến các vận động viên là người dân tộc thiểu số từ khắp các vùng miền trong cả nước tham gia vào các bộ môn thi đấu khác nhau.
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV, chiều 12/5, bà Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cùng các đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Yên Bái đã có cuộc tiếp xúc cử tri các xã: Hạnh Sơn, Phúc Sơn và Nghĩa An của thị xã Nghĩa Lộ.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, sáng 19/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương và 92 đại biểu là các già làng, trưởng bản, nghệ nhân người dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc.
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra Quyết định phê duyệt Dự án: Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua các tiếp cận “địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng” tại Lâm Đồng và Đắk Nông. Đây là Dự án do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng.
Sáng 16/1, đoàn công tác do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã đến thăm, tặng quà tập thể, hộ nghèo, gia đình chính sách người dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Nằm trong khu vực thung lũng, lọt thỏm giữa những ngọn núi nên hằng năm, hai làng A Chông và Păleng (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) luôn bị ngập lụt khi mùa mưa lũ về. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền tỉnh Gia Lai đã tổ chức di dời 32 hộ dân người dân tộc Jrai, Bahnar nằm trong diện ảnh hưởng bởi thiên tai ra khỏi vùng nguy hiểm. Bà con dân tộc thiểu số làng A Chông, làng Păleng vui mừng, phấn khởi dời làng về nơi ở mới cao ráo, an toàn hơn để yên tâm ổn định đời sống.
Liên quan đến gần 50% dân số toàn tỉnh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn đang gặp khó khăn sau khi áp dụng một số chế độ, chính sách mới, tỉnh Gia Lai đã kiến nghị nhiều nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Chi bộ đảng xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An) là Chi bộ đảng đầu tiên miền Tây Nghệ An, được thành lập ngày 14/4/1931. Phát huy truyền thống quê hương anh hùng cách mạng và phẩm chất kiên trung của người phụ nữ Việt Nam, nhiều phụ nữ dân tộc Thái ở vùng biên cương xã Môn Sơn đã khiến mọi người nể phục khi đảm nhận trách nhiệm là bí thư chi bộ, trưởng bản.
Để đảm bảo tiến độ triển khai hai dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư" và "Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân", Công an tỉnh Gia Lai đã tăng cường nhân lực, thời gian và có phương thức thực hiện phù hợp với từng địa phương. Đến thời điểm hiện tại, Gia Lai đã hoàn thành trên 86% chỉ tiêu cấp căn cước công dân và trên 99% phiếu thông tin dân cư.
Đại diện của đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia làm đại biểu Quốc hội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mang tiếng nói, tâm tư nguyện vọng của đồng bào đến với Quốc hội, Chính phủ để xây dựng chính sách, triển khai chính sách phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của đồng bào.
Ngày 27/4, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức hội nghị biểu dương người có uy tín và người dân tộc thiểu số tiêu biểu lần thứ nhất. Dự hội nghị có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Hà Thị Khiết; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang...
Ngày 10/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cũng đoàn công tác đã thăm và tặng quà người có công với cách mạng và người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí năm 2018 cho Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (VINACAFE) để thực hiện Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.