Nhân rộng sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ

Nhân rộng sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ

"Sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ"- là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên tổ chức ngày 30/10 tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với sự tham dự của Trung tâm Khuyến nông, các hộ nông dân sản xuất chè tiêu biểu các tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên cùng một số hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nhân rộng sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ ảnh 1Thu hái chè sản xuất theo hướng hữu cơ tại Làng nghề chè xóm 9, Thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Diễn đàn với sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, địa phương cùng nông dân nhằm trao đổi, đề xuất các giải pháp mở rộng ứng dụng kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ, đề xuất các giải pháp về kỹ thuận, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích nông dân đầu tư ứng dụng vào sản xuất, xây dựng mô hình quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp, góp phần ổn định đầu ra, nâng cao hiệu quả sản xuất chè.

Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, chè là một trong những cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam với các sản phẩm chính từ cây chè như: chè xanh, chè vàng, chè đen và chè Ô long.

Tại Việt Nam, cây chè được trồng ở 34 tỉnh nhưng tập trung chủ yếu tại một số tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Hà Giang... Thực tế hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với quy trình sản xuất thân thiện môi trường thì việc chuyển hướng sang nền nông nghiệp hữu cơ, không hóa chất là hướng đi tất yếu.

Để phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn, phù hợp với xu thế phát triển chung, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo ra vùng sản xuất chè hàng hóa tập trung đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, từ năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt các dự án khuyến nông Trung ương về sản xuất chè an toàn, liên kết chuỗi giá trị.

Các dự án này đã và đang triển khai đạt kết quả tốt. Điển hình như dự án "Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2017 - 2019" triển khai tại 6 tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Tĩnh. Từ việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết chuỗi giá trị đã giúp cho việc tăng thu nhập cho người sản xuất từ 26 triệu đồng đến 80 triệu đồng/ha tùy từng địa phương, tương đương tăng từ 35,2% đến 82,6% so với sản xuất ngoài mô hình.

Hay như Dự án "Phát triển mô hình trồng chè giống mới, mô hình thâm canh chè an toàn và liên kết chuỗi chế biến, tiêu thụ nguyên liệu giai đoạn 2018 - 2020" do Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc triển khai tại các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Nghệ An đã xây dựng được 12 mô hình trồng chè giống mới quy mô 40 ha đã cho thu hoạch và 6 mô hình thâm canh chè an toàn quy mô 110ha/năm đem lại hiệu quả kinh tế bình quân tăng 40%...

Ông Lê Quốc Thanh, Giám dốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, các địa phương phải quy hoạch vùng sản xuất hữu cơ, vật tư đảm bảo hữu cơ, quy trình công nghệ để đưa các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là chè trở thành quy trình công nghệ khép kín. Các địa phương quan tâm kiểm soát việc cấp các chứng chỉ hữu cơ bài bản, chứng chỉ đó chính là thương hiệu, là tiêu chí hướng đến thị trường hữu cơ.

Trong thời gian tới các cơ quan chức năng, các địa phương cần đề xuất, sửa đổi, hoàn thiện và ban hành các chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, khuyến khích phát triển các mô hình trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến chè an toàn, hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa chất lượng cao, thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Về khoa học công nghệ, các đơn vị cần đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất chè hữu cơ phù hợp với sản xuất hiện nay, tập trung nghiên cứu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học có tác dụng phòng trừ hiệu quả sâu bệnh hại chè...

Là tỉnh có diện tích, sản lựơng chè lớn nhất cả nước, Thái Nguyên hiện có 38 doanh nghiệp, 77 hợp tác xã, 230 làng nghề truyền thống sản xuất, chế biến, kinh doanh chè. Tỉnh đã xây dựng được vùng nguyên liệu búp tươi quy mô trên 22.300 ha, sản lượng khoảng 244.000 tấn/năm, giá trị sản xuất chè năm 2020 ước đạt hơn 5.500 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu được bình quân trên mỗi ha chè đạt khoảng 270 triệu đồng/năm.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã trồng mới, trồng lại hơn 5.300 ha chè, đưa diện tích trồng trè giống mới lên hơn 80% tổng diện tích chè toàn tỉnh, diện tích chè sản xuất, chế biến theo quy trình sản xuất an toàn tăng nhanh hàng năm. Đến năm 2020, tổng diện tích chè được cấp chứng nhận VietGAP ước đạt gần 2.500 ha, diện tích chè áp dụng sản xuất hữu cơ đạt trên 110 ha...

Để đẩy mạnh sản xuất chè theo hướng hữu cơ, ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trước mắt tỉnh đã xây dựng đề án phát triển các sản phẩm chủ lực; trong đó phát triển cây chè đóng vai trò mang tính đột phá, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp nhanh và bền vững.

Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong canh tác, chế biến, bảo quản chè, tỉnh đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình về sản xuất chè an toàn, hữu cơ; đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ định hướng thị trường, mời gọi các doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm trà, hỗ trợ cấp mã số vùng trồng chè Thái Nguyên đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc các sản phẩm trà, đáp ứng các hàng rào kỹ thuật hội nhập...

Tại diễn đàn, một số hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, chế biến chè tiêu biểu cũng trao đổi một số khó khăn trong sản xuất, chế biến chè an toàn, chè hữu cơ hiện nay. Các đại biểu kiến nghị các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất chè an toàn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại kết nối cung cầu xây dựng mô hình chuỗi, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất chè hữu cơ làm cơ sở mở rộng diện tích chè thâm canh hữu cơ; đồng thời được hỗ trợ vốn, tiếp cận tín dụng với lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp, hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ.

Hoàng Thảo Nguyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C. Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại 3 tỉnh, trong đó có tỉnh Long An. Đề án nhằm hiện thực hóa phương châm "mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới".

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Những năm qua, chính quyền và người dân trong huyện đã chung tay, góp sức xây dựng vùng đất "3 biên" ngày một ổn định và phát triển. Người dân nơi đây đang quyết tâm để Ngọc Hồi sớm được công nhận là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Là đồng bào thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng cao Tây Bắc, người dân tộc Cống ở Điện Biên từng đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi những bản làng xa xôi, giáp biên giới. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và tinh thần vượt khó không ngừng, cuộc sống người dân nơi đây đã chuyển mình rõ nét. Bản làng giờ đây không chỉ khang trang mà còn thể hiện sự ấm no, đánh dấu hành trình vượt khó thành công của một trong những cộng đồng dân tộc rất ít người nơi miền biên viễn Tây Bắc.

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mặc dù, khó khăn phía trước đón đợi với mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng/người/năm... nhưng tỉnh miền núi Tuyên Quang tự tin xác định vừa tăng tốc, bứt phá, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vừa kiến tạo, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng E5RON92: không cao hơn 20.391 đồng/lít (giảm 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 611 đồng/lít; xăng RON95-III: không cao hơn 21.002 đồng/lít (giảm 140 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (nay là tỉnh An Giang) ra đời sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Từ chi bộ Long Điền, ánh sáng cách mạng của Đảng nhanh chóng lan rộng. Nhiều chi bộ Đảng ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) lần lượt ra đời, lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ khai chỉ tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân

Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.

Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch vận hành kiểm soát mặn phục vụ sản xuất và giao thông đường thủy. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong những ngày đầu tháng 2

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1-10/2, ngày 1/2, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên ở mức cao trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Trà Vinh có độ mặn cao hơn.

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

Phát triển đảng viên trong trường học là đoàn viên ưu tú có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tăng cường sinh lực cho Đảng, nhằm mở rộng, tạo thêm môi trường rèn luyện, thi đua, phấn đấu cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường trung học phổ thông. Mặt khác, việc tăng số lượng đảng viên trẻ còn đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Quán triệt tinh thần này, thời gian qua, nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn được nhiều “hạt giống đỏ” để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới thành công ở một xã nông nghiệp

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ảnh: tanphu.duchoa.longan.gov.vn

Xã Tân Phú xây dựng nông thôn mới thành công

Xã Tân Phú, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, nay đã “thay da, đổi thịt”. Những con đường bê tông thẳng tấp với trụ đèn điện ven đường. Những căn nhà kiên cố mọc lên khang trang. Trạm xá, trường học không ngừng được xây dựng... đã góp phần làm bừng lên sức sống, kinh tế ngày càng phát triển của người dân.

Cờ Đảng, cờ Tổ quốc tung bay trên khắp những trục đường và cả những đường nhỏ trong các buôn làng ở Cư Mgar (Đắk Lắk). Ảnh: vov.vn

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ mô hình “Đường cờ Tổ quốc”

Những ngày này, khi đất trời vào Xuân với rực rỡ sắc màu, từ thành thị đến vùng nông thôn của tỉnh Đắk Lắk, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới dưới nắng vàng càng làm cho lòng người thêm rộn ràng, phấn khởi. Trong các năm qua, mô hình “Đường cờ Tổ quốc” đã phát triển rộng khắp ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, là minh chứng cho tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc và đóng góp thiết thực vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Hai cháu nhỏ tử vong trong ao chứa nước tưới tiêu

Ngày 31/1, ông Đoàn Công Hoàng, Chủ UBND xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước thương tâm làm hai cháu nhỏ tử vong. Hiện trường xảy ra vụ việc là một ao chứa nước tự tạo để trữ nước tưới tiêu vào mùa khô.

Gia đình anh Y Phụp ở xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Phú Yên quyết tâm xóa nhà tạm để người nghèo an cư

Những căn nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa được hỗ trợ xây dựng thời gian qua đã giúp gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Phú Yên có cuộc sống tốt hơn. Năm 2025, Phú Yên tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chung tay của toàn dân để hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát.