Trưởng nhóm nghiên cứu của Đại học Osaka Koji Nishida nói về phương pháp điều trị mới tại cuộc họp báo hôm 29/8. Ảnh: Kyodo |
Ca ghép được thực hiện từ tháng 7 và bệnh nhân sau ca ghép trên đã được xuất viện. Đây có thể tạo ra một phương pháp điều trị mới cho những người đang mắc các bệnh về giác mạc. Biện pháp trị liệu hiện nay thường phải chờ người giác mạc từ người đã tử vong, và thường rất ít tại Nhật Bản.
Căn bệnh trên do bị mất các tế bào tạo mô giác mạc, do mắt yếu hoặc bị thương, dẫn tới thị lực kém và có thể mù lòa. Nhóm nghiên cứu đã cấy các tế bào giác mạc cực mỏng, được tạo ra từ các tế bào iPS của một cá nhân khác, được lưu trữ tại Đại học Kyoto. Nhóm nghiên cứu tin rằng một ca ghép có thể hiệu quả suốt đời của người bệnh.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân nói trên để quan sát hiệu quả và độ an toàn của vật cấy ghép.
Tháng 3 vừa qua, Bộ Y tế Nhật Bản đã phê chuẩn nghiên cứu lâm sàng của nhóm nghiên cứu trên cho 4 bệnh nhân là người trưởng thành. Nhóm dự định tiến hành ca ghép thứ hai trong năm nay.
Bích Liên