Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chiều 7/2, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Ủy ban Dân tộc.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu, chúc Tết Ủy ban Dân tộc. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm; Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh báo cáo. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã nghe Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh báo cáo về tình hình công tác dân tộc. Thời gian qua, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương; sự ủng hộ, hợp tác tích cực của các tỉnh, thành cũng như sự giám sát của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 3Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh trình bày báo cáo tại buổi làm việc. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Năm 2021, Ủy ban Dân tộc được giao nhiệm vụ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 7 chương trình, đề án, chính sách dân tộc. Ban Dân tộc, cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện chính sách dân tộc, quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, kịp thời hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh…

Năm 2022, Ủy ban Dân tộc tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc; tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, định kỳ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện chương trình; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 4Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm phát biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc tập trung xây dựng các đề án, chính sách dân tộc, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh công tác dân tộc trong tình hình mới, tăng cường theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường… giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá cao Ủy ban Dân tộc trong những năm qua đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc, đặc biệt, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, giai đoạn 2016-2020, vùng đồng bào dân tộc có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Ủy ban tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi, động viên, chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng, miền; chăm lo đời sống, vật chất, cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ủy ban.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 5Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Cơ bản nhất trí với các nhiệm vụ mà Ủy ban Dân tộc đã xác định trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội lưu ý Ủy ban Dân tộc cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, quyết tâm thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị "Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới"; các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc.

Cùng với việc tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về lĩnh vực dân tộc nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về dân tộc và chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cần khẩn trương hoàn thành các thủ tục, ban hành văn bản theo quy định để triển khai thực hiện, giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 6Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn với các đại biểu. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Nhấn mạnh công tác dân tộc và chính sách dân tộc là quá trình thực hiện lâu dài, liên tục, kiên trì, phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ủy ban Dân tộc phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách trong công tác dân tộc; đồng thời lưu ý phải chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với công tác dân tộc, đặt mục tiêu là người dân thực sự được hưởng các quyền lợi từ Chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng như tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào các dân tộc.

Cùng với đó, công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhất là ở những vùng trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn cần được chú trọng, song song với nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Các địa phương nhanh chóng nắm bắt đời sống của người dân tộc thiểu số đang gặp khó khăn bị tác động trực tiếp từ đại dịch COVID-19 để có chính sách hỗ trợ kịp thời.

Hiền Hạnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm