Ông Sơn Thái, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải thực hiện mô hình nuôi tôm sú xen cua biển từ 4 năm nay trên diện tích gần 1 ha mặt nước ao chuyên nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trước đây. Ông Sơn Thái cho biết, do điều kiện ao nuôi tôm gia đình không đủ điều kiện hạ tầng kỹ thuật như: hệ thống ao lắng, điện hạ thế phục vụ nuôi tôm công nghiệp nên nhiều vụ nuôi tôm của gia đình phát sinh dịch bệnh, thua lỗ. Từ đó, ông chuyển sang nuôi tôm sú xen cua biển thả với mật độ thưa (quảng canh), hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp; tôm sú nuôi, cua biển lớn nhanh, không xảy ra dịch bệnh.
Theo ông Sơn Thái, bình quân 1 ha mặt nước nên thả nuôi khoảng 50.000 con tôm sú và 5.000 con cua biển giống. Thức ăn cho tôm sú và cua biển sử dụng chủ yếu là cá vụn, ốc…Thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng trong tháng đầu khi thả con giống. Sau thời gian 1,5 tháng nuôi, mô hình bắt đầu thu hoạch cua biển theo hình thức câu tỉa thưa những con lớn và thời gian thu hoạch cua kéo dài 2 tháng. Tôm sú sau 5 tháng nuôi đạt kích cỡ 13 – 15 con/kg (loại I) là thu hoạch đồng loạt bán với giá 350.000 – 370.000 đồng/kg. Với 1 ha mặt nước, 1 tuần ông Thái câu cua biển 2 lần và bán được 6 – 7 triệu đồng. Tổng thu nhập từ cua biển của ông Thái trên 40 triệu đồng và cùng với thu hoạch tôm sú trên 50 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Thái thực lãi hơn 50 triệu đồng.
Ông Trần Quốc Thái, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, mô hình nuôi tôm sú xen cua biển lợi nhuận kém so với nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, đây là mô hình phù hợp với các hộ nông dân có diện tích ao nuôi không đủ yếu tố kỹ thuật để nuôi tôm công nghiệp. Ưu thế của mô hình là ít rủi ro về dịch bệnh, chi phí thức ăn thấp, có điều kiện về thời gian để nuôi 2 vụ trong năm. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện nuôi tôm công nghiệp chuyển sang mô hình nuôi tôm sú xen cua biển để đảm bảo hiệu quả bền vững.
Theo ông Sơn Thái, bình quân 1 ha mặt nước nên thả nuôi khoảng 50.000 con tôm sú và 5.000 con cua biển giống. Thức ăn cho tôm sú và cua biển sử dụng chủ yếu là cá vụn, ốc…Thức ăn công nghiệp chỉ sử dụng trong tháng đầu khi thả con giống. Sau thời gian 1,5 tháng nuôi, mô hình bắt đầu thu hoạch cua biển theo hình thức câu tỉa thưa những con lớn và thời gian thu hoạch cua kéo dài 2 tháng. Tôm sú sau 5 tháng nuôi đạt kích cỡ 13 – 15 con/kg (loại I) là thu hoạch đồng loạt bán với giá 350.000 – 370.000 đồng/kg. Với 1 ha mặt nước, 1 tuần ông Thái câu cua biển 2 lần và bán được 6 – 7 triệu đồng. Tổng thu nhập từ cua biển của ông Thái trên 40 triệu đồng và cùng với thu hoạch tôm sú trên 50 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Thái thực lãi hơn 50 triệu đồng.
Ông Trần Quốc Thái, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết, mô hình nuôi tôm sú xen cua biển lợi nhuận kém so với nuôi tôm công nghiệp. Tuy nhiên, đây là mô hình phù hợp với các hộ nông dân có diện tích ao nuôi không đủ yếu tố kỹ thuật để nuôi tôm công nghiệp. Ưu thế của mô hình là ít rủi ro về dịch bệnh, chi phí thức ăn thấp, có điều kiện về thời gian để nuôi 2 vụ trong năm. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải khuyến khích các hộ nông dân không có đủ điều kiện nuôi tôm công nghiệp chuyển sang mô hình nuôi tôm sú xen cua biển để đảm bảo hiệu quả bền vững.
Phúc Sơn