Phát triển khu công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may

Phát triển khu công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may
Trong quy hoạch ngành dệt may giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự tính sẽ đầu tư 6.622 tỷ đồng để phát triển thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung. Theo đó, tỉnh đã hình thành Khu công nghiệp phụ trợ dệt may Phong Điền với quy mô 400 ha. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng tại khu công nghiệp, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và cục bộ, đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm. 
  
Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN
 Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN

Ngoài ra, tỉnh còn ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh châu Âu hoặc tương đương; tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí rà phá bom, mìn, vật liệu nổ cho dự án.    

Dự án cũng được miễn tiền thuê đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung; diện tích đất còn lại được miễn tiền thuê 15 năm sau thời gian xây dựng cơ bản; được vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng cùng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…   

Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN
 Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp ngành dệt may trên địa bàn, muốn hình thành trung tâm dệt may, trước hết cần có nhà máy công nghiệp hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu tại chỗ. Việc hợp tác với các tập đoàn lớn từ Mỹ, Hàn Quốc, Canađa để sản xuất nguyên phụ liệu chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tác cũng cần được tính đến.   

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dệt may Huế Nguyễn Bá Quang cho biết, hiện đơn vị đang ổn định việc làm cho hơn 4.000 công nhân với mức thu nhập bình quân 5,6 triệu đồng/người/tháng. Giá trị xuất khẩu mỗi năm của đơn vị đạt khoảng 60-70 triệu USD; trong đó, tỷ trọng hàng may mặc chiếm 70% xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật; 30% còn lại là hàng sợi xuất khẩu sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha và một số nước châu Á. Tuy hình thành quy trình sản xuất khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu cho đến thành phẩm, nhưng ngoại trừ vải và sợi, hầu hết nguyên phụ liệu của Công ty cổ phần Dệt may Huế đều được nhập từ nước ngoài.    

Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN
 Sản xuất tại Công ty cổ phần Dệt may Huế. Ảnh: Quốc Việt - TTXVN

Tương tự, Công ty May Vinatex Hương Trà - một doanh nghiệp lớn tại Thừa Thiên Huế - cũng chỉ hoạt động dưới hình thức gia công cho các đối tác ở châu Âu, Mỹ, Canada… do 100% nguyên phụ liệu do đối tác cung cấp. Việc chỉ dừng ở khâu gia công hàng hóa chính là yếu tố làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành dệt may trong thời gian qua...   
 
 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm