Phát triển du lịch vườn ở Đồng Nai

Dịch vụ du lịch vườn ở Long Khánh với lượng đông khách đến tham quan thưởng thức các loại trái cây đặc sản tại vườn. Nguồn: baodongnai.com.vn
Dịch vụ du lịch vườn ở Long Khánh với lượng đông khách đến tham quan thưởng thức các loại trái cây đặc sản tại vườn. Nguồn: baodongnai.com.vn

Gần một tháng qua, nhiều nhà vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã mở cửa đón khách tham quan, thưởng thức trái cây tại vườn với các loại đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, mít… Chỉ trong những ngày đầu mở cửa, dù trái cây chưa chín rộ nhưng các nhà vườn đã đón hàng ngàn lượt khách tham quan dịp cuối tuần.

Theo ngành chức năng tỉnh Đồng Nai, nhiều năm nay, thành phố Long Khánh là địa phương có hoạt động nổi bật về du lịch sinh thái vườn vào mùa trái cây. Hiện nay, Long Khánh có trên 100 hộ dân đang liên kết khai thác du lịch nhà vườn. Thời điểm trái cây chín rộ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm. Dịp này, mỗi ngày, Long Khánh đón hàng chục ngàn du khách tham quan tại các nhà vườn. Để khai thác hết thế mạnh của địa phương, hằng năm, thành phố Long Khánh tổ chức Cuộc thi Nhà vườn kiểu mẫu và lớp tập huấn kỹ năng đón khách du lịch cho người dân.

Phát triển du lịch vườn ở Đồng Nai ảnh 1Dịch vụ du lịch vườn ở Long Khánh với lượng đông khách đến tham quan thưởng thức các loại trái cây đặc sản tại vườn. Nguồn: baodongnai.com.vn

Ông Trần Văn Lộc, chủ vườn trái cây Chú Lộc La (xã Bình Lộc, thành phố Long Khánh) cho biết, ngay trong ngày đầu khai trương, vườn trái cây của ông đón khoảng 300 lượt khách tham quan. Hiện đã có một số vườn chôm chôm thái, măng cụt, ổi… chín rộ. Với giá vé 70.000 đồng/người, du khách được tham quan các vườn trái cây theo nhu cầu. Cùng với đó, du khách được tự do hái trái cây và ăn uống không giới hạn tại vườn. Nếu du khách muốn mua thêm trái cây mang về làm quà, nhà vườn sẽ bán với giá ưu đãi. Dịch vụ ăn uống được chuẩn bị chu đáo, với nhiều món ăn dân dã nhằm tạo cho du khách không gian miệt vườn trong thời gian tham quan, khám phá tại vườn.

Ông Đặng Trung Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lộc cho biết, hiện trên địa bàn xã có 3 vườn trái cây vừa vượt qua vòng thi sơ khảo Cuộc thi Vườn trái cây kiểu mẫu do Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh tổ chức. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng để mô hình du lịch vườn ở địa phương ngày càng phát triển.

Cùng với thành phố Long Khánh, nhà vườn tại các huyện như Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Long Thành đã sẵn sàng để đón khách du lịch. Những năm gần đây, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Xuân Lộc phát triển mô hình vườn trái cây sạch phục vụ du khách. Bên cạnh đó, một số nhà vườn đã đan xen trồng trái cây kết hợp với trồng hoa để khách tham quan có thể vừa thưởng thức trái cây, vừa chụp hình kỷ niệm, tạo nên khung cảnh du lịch thơ mộng. Một số hộ dân có vị trí nhà vườn đẹp, gần suối, trên triền đồi đã tận dụng cảnh quan thiên nhiên để làm đẹp vườn trái cây, thu hút khách du lịch.

Để khai thác hết thế mạnh du lịch nông thôn, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang vận động, phối hợp cùng nông dân xây dựng mô hình nhà vườn đẹp, phục vụ ăn uống, vui chơi khi khách có nhu cầu.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai, hằng năm, để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, Đồng Nai thường tổ chức Lễ hội trái cây vào mùa trái chín. Hoạt động này góp phần phát triển du lịch sinh thái vườn trong những năm gần đây. Giúp hoạt động du lịch vườn sôi động, phát triển năng động hơn, địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng đón tiếp, phục vụ khách du lịch tại điểm đến và lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chế biến món ăn địa phương cho hộ kinh doanh du lịch vườn, cơ sở lưu trú du lịch có kinh doanh ăn uống. Lớp học trang bị cho học viên kiến thức tổng quan về nghiệp vụ bếp, kỹ thuật chế biến cơ bản, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm…, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Từ đó định hướng phát triển du lịch dựa vào văn hóa ẩm thực, nhằm phát huy và nâng cao tính kết nối văn hóa giữa cộng đồng dân cư với khách du lịch, góp phần đa dạng sản phẩm du lịch.

Nghị quyết phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của Đồng Nai xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của các địa phương là xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Do đó, Đồng Nai tập trung xây dựng 3 sản phẩm du lịch chính trên cơ sở lợi thế của tỉnh gồm: Du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch nông nghiệp - nông thôn.

Lê Xuân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Khơi mạch nguồn tranh dân gian Làng Sình

Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Trải nghiệm du lịch gắn với nông nghiệp độc đáo giữa núi rừng Hà Giang

Từ việc cắt cỏ bên đường đến ý tưởng mở quán nước nhỏ để du khách nghỉ chân, sau hai năm, nhờ sự chăm chỉ cố gắng, đôi vợ chồng người Tày đã xây dựng lên điểm du lịch gắn với nông nghiệp Cát Lý tại xã Thuận Hòa (Vị Xuyên, Hà Giang). Nơi đây không chỉ là điểm dừng chân, mà còn mang đến những trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ của vùng cao.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Nâng tầm du lịch trên vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh

Vịnh Bái Tử Long hội tụ đầy đủ các cơ hội để phát triển du lịch. Nhằm đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phát triển du lịch cũng như tiềm năng, cơ hội, thách thức, hạn chế của địa điểm hấp dẫn này, ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Phát triển du lịch trên vịnh Bái Tử Long.

 Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Akŏ Dhông, "Buôn trong lòng phố"

Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Trải nghiệm thiên nhiên trên "vùng đất của nắng và gió"

Hiện nay, xu hướng "check-in" trải nghiệm tại các địa điểm đến đã trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi. Tại Ninh Thuận, trào lưu này không chỉ giúp du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh du lịch địa phương hiệu quả.

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Đỏ rực trời mùa hoa gạo tháng Ba

Hoa gạo là loài hoa nở trong dịp cuối Xuân, vào tháng Ba, thời khắc báo hiệu những ngày rét chuẩn bị đi qua, nhường chỗ cho những tia nắng hạ. Cây gạo đỏ rực một vùng trời gắn liền với khung cảnh êm đềm, từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê Bắc bộ, gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội.

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Thu hút đầu tư, phát triển "viên ngọc xanh" du lịch Khuôn Thần

Bắc Giang đang vươn mình để trở thành một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Trên hành trình đó, tỉnh không ngừng chú trọng vào các dự án trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Trong số những điểm đến tiềm năng, khu du lịch Khuôn Thần đang được xem là "viên ngọc xanh" triển vọng, hứa hẹn trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái của miền Bắc.

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Quảng bá hình ảnh Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn Đinh Quang Tuyên, tỉnh mới ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động kích cầu du lịch Bắc Kạn năm 2025, với mục đích tăng cường các giải pháp kích cầu, thu hút khách du lịch đến với Bắc Kạn... Tỉnh phấn đấu thu hút trên 1,3 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 (tăng khoảng 30% so với 2024), nhất là xây dựng hình ảnh du lịch Bắc Kạn “An toàn, thân thiện, hấp dẫn khách du lịch”.

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Nậm Nghiệp, mùa hoa sơn tra nở rộ

Từ khoảng giữa tháng 3, hoa sơn tra (táo mèo) lại nở rộ nhuộm trắng tinh khôi những đồi núi, bản làng ở xã Ngọc Chiến (huyện Mường La, Sơn La), mời gọi bước chân du khách gần xa.

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Lan tỏa vẻ đẹp du lịch Lạng Sơn tới khu vực miền Trung

Chiều 24/3, tại thành phố Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị “Quảng bá điểm đến du lịch Lạng Sơn 2025”, với sự tham dự của lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các tổ chức, doanh nghiệp, công ty lữ hành khu vực miền Trung.

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Năm Du lịch quốc gia 2025 - Bước đột phá cho Du lịch Huế

Sau lần đầu đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia vào năm 2013, năm 2025, Huế tiếp tục tổ chức sự kiện này với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới" mang nhiều kỳ vọng cho ngành "công nghiệp không khói". Địa phương đã sẵn sàng cho chuỗi các hoạt động nhằm tạo đà bứt phá cho thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Bảo tồn, phát triển giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với phát triển du lịch

Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, phát triển Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn gắn với chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, là chủ đề của Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu với đoàn viên thanh niên diễn ra ngày 20/3.

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống gắn với phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn

Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách quốc tế

Hà Giang, địa danh nổi tiếng với những cung đường đèo uốn lượn, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những bản làng mộc mạc nép mình bên triền đá ẩn giấu bao điều thú vị về văn hóa, cuộc sống chân thực của đồng bào dân tộc thiểu số đang ngày càng nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới (theo dữ liệu tìm kiếm từ nền tảng du lịch số Agoda).

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Đại Từ phát triển kinh tế nhờ trồng chè gắn với du lịch

Huyện Đại Từ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cảnh quan độc đáo với những dãy núi cao hùng vĩ, những hồ nước, thác nước tự nhiên đẹp hoang sơ làm say đắm lòng người và nổi tiếng với nhiều sườn đồi phủ xanh màu lá chè. Tận dụng được thế mạnh đó mà huyện đã phát triển được nhiều khía cạnh kinh tế như nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ tạo nên văn hóa trà độc đáo mà còn góp phần đưa huyện ngày một đi lên, khẳng định thương hiệu trà Thái Nguyên nói chung.

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Đắk Nông phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng

Là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Đắk Nông hiện còn trên 248.340 ha rừng, trong đó có hơn 196.358 ha rừng tự nhiên. Đây là tiềm năng rất lớn để tỉnh phát triển kinh tế rừng. Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng được Đắk Nông xác định là ưu tiên hàng đầu để phát triển kinh tế rừng bền vững.