Phát triển du lịch làng nghề: *Bài 2: Tạo sức sống mới

Phát triển du lịch làng nghề: *Bài 2: Tạo sức sống mới

Nhìn nhận từ góc độ phát triển sản phẩm du lịch, các làng nghề ở Nam Bộ được đánh giá vẫn còn rất nhiều dư địa, tiềm năng để xây dựng sản phẩm, phục vụ hoạt động du lịch. Trong bối cảnh phục hồi, phát triển du lịch hiện nay với những yêu cầu về đổi mới sản phẩm, du lịch làng nghề rất cần được các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp cùng chung tay đổi mới theo hướng gia tăng trải nghiệm, chú ý nhiều hơn đến những khám phá bản sắc văn hóa kết tinh trong sản phẩm cũng như cuộc sống của người dân làng nghề để tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với khách du lịch.

*Nhiều thách thức

Các địa phương phía Nam sở hữu hệ thống làng nghề phong phú, khá nhiều làng nghề đã được đưa vào khai thác, phục vụ du lịch cùng với hoạt động sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Song, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bên cạnh những điểm đến làng nghề đã thực sự là điểm đến du lịch, “níu chân” du khách ở lại khám phá, tìm hiểu và trải nghiệm, vẫn những điểm đến mới chỉ là “nơi ghé chân”, “lướt qua”.

Phát triển du lịch làng nghề: *Bài 2: Tạo sức sống mới ảnh 1Trồng hoa sứ phục vụ công trình ở làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Xuân, Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng của chính quyền ở các địa phương, nhưng nhiều năm qua, chỉ có một số làng nghề được khai thác, đưa vào các chương trình du lịch của một số doanh nghiệp lữ hành. Hơn nữa, việc khai thác này ở một số điểm đến - làng nghề cũng còn khiêm tốn, chưa được tổ chức một cách quy mô lớn, có hệ thống và có nơi còn mang tính tự phát từ phía các doanh nghiệp lữ hành do nhu cầu đa dạng sản phẩm du lịch cho du khách. Trong khi thực tế, du lịch làng nghề không chỉ đơn thuần là đến xem các nghệ nhân làng nghề làm ra sản phẩm, hay đến mua sắm, tham quan mà khách du lịch còn mong muốn được tìm hiểu những giá trị nhân văn trong đó, những giá trị phi vật thể tồn tại qua thời gian ở làng nghề.

Bày tỏ sự tiếc nuối khi tại một số làng nghề có rất nhiều tiềm năng để thu hút du khách đến, ở lại trải nghiệm nhiều hơn, một hướng dẫn viên du lịch đã chia sẻ: có làng nghề rất độc đáo song lại chưa thể trở thành điểm đến độc lập đối với hoạt động du lịch. Nếu đưa du khách đến tham quan có khi chỉ sau khoảng 15 phút ở làng nghề hoặc cơ sở sản xuất, du khách đã vội lên xe sau khi mua một số sản phẩm nhưng cũng chưa hiểu hết giá trị, tính độc đáo của sản phẩm. Quy mô làng nghề, không gian thực hành nghề còn đơn điệu, chưa lôi cuốn, thu hút du khách đến và trải nghiệm được nhiều. Điều du khách mong muốn là được tìm hiểu các nguyên liệu làm ra sản phẩm, giá trị thể hiện ở cách quy trình sản xuất, giá trị, công dụng sản phẩm do chính người thợ làng nghề chia sẻ, kể những câu chuyện, lịch sử liên quan đến nghề truyền thống mà du khách khó có thể tìm thấy ở nơi khác.

Phát triển du lịch làng nghề: *Bài 2: Tạo sức sống mới ảnh 2Người dân làng nghề trồng hoa kiểng Long Đức, tỉnh Trà Vinh  chăm sóc hoa phục vụ thị trường Tết. Ảnh: Thanh Hòa - TTXVN

Hoặc có trường hợp, bản thân nghề sản xuất truyền thống làng nghề rất hấp dẫn, làng lại có những người thợ hiếu khách, nhiệt tình đón tiếp, sẵn sàng kể những câu chuyện làng nghề cho du khách, song khó khăn, thách thức lại đến từ hạ tầng giao thông. Đường nhỏ, xuống cấp khiến các doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn tìm phương án đưa những đoàn khách số lượng lớn đến tham quan, trải nghiệm.

*Tăng cường khai thác giá trị văn hóa làng nghề truyền thống

Phát triển du lịch làng nghề được coi là giải pháp quan trọng trong gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho khu vực nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030”, là định hướng quan trọng mở ra nhiều cơ hội mới để các địa phương đẩy mạnh bảo tồn phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch trong giai đoạn mới. Chương trình này đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là phục hồi, tôn tạo các di tích liên quan đến giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống (nhà thờ tổ nghề, không gian, cảnh quan làng nghề); khôi phục tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát huy các giá trị văn hóa của nghề và làng nghề trong xây dựng môi trường du lịch văn hóa, đồng thời tổ chức chuỗi giá trị, phát triển làng nghề gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Từ góc độ địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch làng nghề, theo Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái, tỉnh đã có Đề án phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với du lịch, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Kiên Giang xác định phát triển khai thác làng nghề, sản phẩm làng nghề để góp phần quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa của nghề truyền thống, đảm bảo không làm tổn hại đến các tài nguyên tự nhiên, tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ môi trường, đóng góp vào cải thiện đời sống dân làng nghề. Tỉnh đề ra các nhóm giải pháp như hoàn thiện cải tiến chất lượng các điểm du lịch làng nghề, nghề truyền thống đã có hoạt động du lịch trước đây để quảng bá phát triển du lịch làng nghề ở địa phương, đồng thời đúc kết kinh nghiệm, xây dựng các chính sách, quy định cụ thể đối với phát triển du lịch làng nghề. Tỉnh xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm du lịch tham quan làng nghề nhằm tăng hiệu quả của sản xuất nghề truyền thống và hoạt động du lịch, liên kết phát triển kết nối tour, tuyến đến các làng nghề, điểm sản xuất nghề truyền thống. Kiên Giang phấn đấu đến năm 2025 có 8 làng nghề truyền thống được đưa vào khai thác du lịch và đến năm 2030 có 22 làng nghề đưa vào khai thác du lịch.

Cùng góc nhìn từ địa phương, nhóm Sáng tạo trẻ Bến Tre gồm Phạm Nguyễn Phúc Toàn, Phạm Nguyễn Khôi Nguyên và Phạm Văn Luân đề xuất: Bến Tre có tới trên 72.000 ha trồng dừa, nhiều làng nghề, nghề truyền thống liên quan đến sơ chế, chế biến các sản phẩm từ cây dừa. Do đó, trong phát triển sản phẩm du lịch, cần chú ý nhiều hơn đến hàm lượng văn hóa, các giá trị di sản văn hóa phi vật thể kết tinh trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đặc sản ẩm thực, nguyên liệu sản xuất được hình thành, chế biến từ cây dừa để giới thiệu đến du khách. Các đơn vị khai thác sản phẩm tăng cường chuyển tải, lồng ghép câu chuyện dân gian, giai thoại, sự kiện văn hóa - xã hội, hình ảnh cây dừa trong thế giới thi ca, hội họa, âm nhạc, tạo nét riêng cho sản phẩm du lịch Bến Tre từ yếu tố văn hóa bản địa gắn với làng nghề, nghề truyền thống.

Phát triển du lịch làng nghề: *Bài 2: Tạo sức sống mới ảnh 3Huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu có trên 30 cơ sở sản xuất, chế biến khô (chủ yếu tập trung ở thị trấn Gành Hào), mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 700 tấn khô. Ảnh: Tuấn Kiệt - TTXVN

Liên quan đến đổi mới sản phẩm du lịch, khai thác sâu các điểm đến và đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa các địa phương, điểm đến, bà Tạ Thị Tú Uyên, Ban Sản phẩm và dịch vụ, Công ty Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) cho rằng, để thu hút du khách trong giai đoạn hiện nay, sản phẩm du lịch cần có sự hoàn thiện, thay đổi. Các đơn vị cần lựa chọn sản phẩm theo hướng gia tăng trải nghiệm, xây dựng sản phẩm theo chiều sâu văn hóa, phát huy thế mạnh độc đáo của tài nguyên du lịch, đồng thời tạo tính liên kết chặt chẽ giữa các không gian và sản phẩm trong suốt hành trình để tạo nên cảm xúc, ấn tượng cho du khách sau mỗi chuyến đi.

Thanh Trà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Vốn tín dụng chính sách giúp 14.400 hộ ở Sóc Trăng thoát nghèo

Tại Sóc Trăng, nguồn vốn tín dụng chính sách được xem là điều kiện giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, chính sách phát triển kinh tế, tăng thu nhập ổn định đời sống vươn lên thoát nghèo bền vững. Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Sóc Trăng, nhờ thực hiện hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có sương mù vào sáng sớm, riêng khu vực Tây Bắc Bộ trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ”

Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và trao giải thưởng “Cánh cung đỏ”

Chiều 25/3, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức Tọa đàm kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Diễn đàn Gặp gỡ tài năng trẻ và Lễ Tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác; trao Giải thưởng “Cánh cung đỏ” năm 2025. Đây là những sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025).

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình "Tháng ba biên giới, biên cương Tổ quốc tôi" ở Sóc Trăng

Nhiều hoạt động ý nghĩa trong chương trình "Tháng ba biên giới, biên cương Tổ quốc tôi" ở Sóc Trăng

Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên các lực lượng vũ trang gồm Công an tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới - biên cương Tổ quốc tôi” năm 2025 chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại hai huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam cải thiện môi trường học tập của trẻ em miền núi

Ngày 25/3, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại giữa Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức phi Chính phủ Plan International Japan triển khai Dự án cải thiện môi trường học tập từ góc nhìn bình đẳng giới tại các trường tiểu học và trung học cơ sở hai tỉnh Hà Giang và Lai Châu của Việt Nam.

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Khẩn trương hoàn thành dự án đường Bắc Quang - Xín Mần

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần (ĐT.177) là một trong những công trình giao thông trọng điểm tại tỉnh Hà Giang, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án được khởi công từ tháng 4/2022, với chiều dài 42,72 km, tổng mức đầu tư điều chỉnh trên 1.496 tỷ đồng. Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, kết nối hai huyện Bắc Quang và Xín Mần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của đồng bào dân tộc thiểu số, cũng như thúc đẩy các hoạt động du lịch và phát triển kinh tế vùng cao.

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quê hương đồng khởi Bến Tre với khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

95 năm qua, Đảng bộ tỉnh Bến Tre không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Trong ngần ấy năm, Đảng bộ tỉnh Bến Tre luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, then chốt có tính quyết định để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của tỉnh, xây dựng quê hương Đồng Khởi ngày càng giàu đẹp, văn minh, tự tin vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn: 1.292 hộ dân thuộc diện hỗ trợ vẫn không thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bắc Kạn), hiện tỉnh có 6.377 hộ gia đình đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ làm mới và sửa chữa để ổn định cuộc sống; trong đó có 6.008 hộ gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ và 369 hộ gia đình không thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm. 

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng; miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Hạn hán và xâm nhập mặn vùng ngọt Cà Mau diễn biến phức tạp

Các cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, tình hình hạn hán trong mùa khô năm 2024 – 2025 sẽ còn diễn biến gay gắt, nghiêm trọng hơn do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu. Hạn hán cùng với xâm nhập mặn ở vùng ngọt ngày càng lấn sâu nội đồng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Hỗ trợ hơn 1.400 hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số khởi nghiệp

Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Mỗi địa phương hỗ trợ mỗi ngày xóa 37 căn nhà dột nát, nhà tạm

Ngày 24/3, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, tính từ Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đến nay, cả nước tăng khoảng 35.000 căn nhà được hoàn thành và xây mới, với bình quân mỗi địa phương hỗ trợ 37 căn nhà/ngày.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Thiếu nhi thi đua học tập, rèn luyện và làm nhiều việc tốt

Ngày 24/3, tại tỉnh Bình Định, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa quốc tế LOF - Thương hiệu Kun tổ chức Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn”. Anh Lê Hải Long, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, các Sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh Bình Định đến dự.

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Nhiều cách làm hay để phổ biến, giáo dục pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, đời sống một bộ phận người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn gặp khó khăn do vẫn tồn tại nhiều tập quán, tập tục lạc hậu…, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trước thực trạng trên, lực lượng Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã bám sát địa bàn, xây dựng nhiều cách làm hay để phổ biến giáo dục, pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số biên giới.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 24/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 24/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm. Riêng khu vực Tây Bắc Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Trao giải thưởng Ngô Mây cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vùng “đất võ, trời văn”

Tối 23/3, tại tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức chương trình kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và trao giải thưởng Ngô Mây 2024. Sự kiện thu hút 2.000 cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia.

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Sơn La: Nhanh chóng khống chế, dập tắt đám cháy tại quán ăn

Khoảng 17 giờ 30 phút ngày 23/3, tại bản Cọ (phường Chiềng An, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) xảy ra hỏa hoạn thiêu rụi một quán ăn. Rất may vụ cháy không gây thiệt hại về người, nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện.

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Vận hành an toàn các công trình thủy điện trên sông Mã

Nhằm chủ động trong vận hành, điều tiết hồ chứa, tính toán dự báo lũ và đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du tại khu vực các huyện miền núi, thời gian qua Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiên tai tại các công trình thủy điện trên sông Mã.

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Đồng hành với thanh thiếu nhi Sơn La

Ngày 23/3, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Bộ Tài chính, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Nhà hát Cải lương Việt Nam tổ chức thăm, tặng quà cho gần 100 thanh thiếu nhi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo. Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Hiện đại hạ tầng giao thông, Lào Cai tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên mới

Tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.