Phát hiện mới cho thấy tai giữa của người tiến hóa từ mang cá

Phát hiện mới cho thấy tai giữa của người tiến hóa từ mang cá

Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Trung Quốc, Thụy Điển và Anh thực hiện cho thấy tai giữa của con người tiến hóa từ mang cá.

Theo nhà nghiên cứu Gai Zhikun của Học viện Khoa học Trung Quốc và là tác giả đầu tiên của bài báo "Sự tiến hóa của vùng hô hấp từ cá không hàm đến động vật bốn chân", có rất nhiều bằng chứng từ phôi và hóa thạch cho thấy tai giữa của con người tiến hóa từ lỗ thở của loài cá. Tuy nhiên, nguồn gốc của lỗ thở đã khiến các học giả đau đầu trong suốt một thế kỷ. Các nhà khoa học Trung Quốc cuối cùng đã tìm ra manh mối của bí ẩn trong các hóa thạch được khai quật ở các tỉnh Chiết Giang và Vân Nam, cung cấp bằng chứng giải phẫu và hóa thạch về nguồn gốc của ống thở trong các động vật có xương sống là từ mang.

Các hóa thạch được đưa đến Thụy Sĩ để quét ảnh và tái tạo lại cấu trúc 3D. Nhà nghiên cứu Gai cho biết phát hiện này giúp giải thích tại sao tai và miệng của con người lại kết nối với nhau, nhờ một đường thở được truyền lại từ miệng qua mang của cá. Nhà khoa học này giải thích rằng đây là vết tích tiến hóa của loài cá từ hơn 400 triệu năm trước, mà ngày nay chúng ta gọi là ống Eustachian (ống nối tai giữa và vòm họng, có nhiệm vụ cân bằng áp lực tai và xả dịch dư thừa từ tai giữa).

Đặng Ánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm