Phạm Thị Hồng - Người mẹ nâng bước những mảnh đời bất hạnh

Bà Hồng chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Ảnh: Quang Thái - TTXVN
Bà Hồng chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Đã nhiều năm nay, căn nhà số 57 Trần Nhật Duật, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) trở thành mái nhà chung cho hàng chục phận đời bất hạnh. Dưới mái nhà đó, người mẹ đã ngoài 60 tuổi vẫn ngày ngày miệt mài chăm bẵm những đứa con “nuôi hoài không lớn”. Bà là Phạm Thị Hồng, sinh năm 1959, quê ở Quảng Nam.

Phạm Thị Hồng - Người mẹ nâng bước những mảnh đời bất hạnh ảnh 1 Bà Hồng chăm sóc cho trẻ khuyết tật. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Một ngày cuối tháng 5/2020, chúng tôi đến thăm căn nhà của mẹ Hồng, số 57 Trần Nhật Duật. Căn nhà tuy nhỏ, nhưng bên trong được bố trí với khoảng sân rộng làm nơi vui chơi, tập thể dục. Phía trong là hai dãy phòng học, phòng chức năng, sau cùng là khu bếp và nơi vệ sinh, trên gác là nơi để các em ngủ nghỉ. Đây chính là ngôi nhà chung của 45 trẻ em có phận đời kém may mắn.

Phạm Thị Hồng - Người mẹ nâng bước những mảnh đời bất hạnh ảnh 2 Bà Hồng dạy chữ cho những đứa trẻ đặc biệt. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

“Hiện ở đây có 45 em đang theo học, trong đó có 15 em bị hội chứng đao, 10 em bị tự kỷ, 15 em câm điếc, còn lại chậm phát triển trí tuệ. Mỗi đứa trẻ đến đây đều không may mắn ngay từ khi mới lọt lòng. Có những em vẫn còn cha mẹ, ngày ngày đến lớp học, tối lại đón về. Có em ở xa thì mỗi tuần về nhà một lần. Nhưng có những em hoàn cảnh rất đáng thương, không có cả người thân bên cạnh, các em ở với tôi và coi tôi như mẹ” - bà Hồng chia sẻ.

Phạm Thị Hồng - Người mẹ nâng bước những mảnh đời bất hạnh ảnh 3 Bà Hồng dạy những đứa trẻ đặc biệt. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Với bà Hồng, cái duyên đưa các em đến với ngôi nhà này rất đỗi tự nhiên. Thời điểm đó, bà Hồng mới 26 tuổi. Sau khi xem buổi biểu diễn ca nhạc của các em khiếm thị, bà đã quyết định dành phần đời còn lại gắn bó với những đứa trẻ kém may mắn ấy. Mặc cho cha mẹ khuyên can, ngăn cản, năm 1987, bà từ Quảng Nam vào Thành phố Hồ Chí Minh mang theo mong ước của mình. Từ năm 1990 - 1995, bà theo học chuyên ngành giáo dục trẻ em đặc biệt do một tổ chức nước ngoài đào tạo. Sau đó, bà tiếp tục theo học các khóa sư phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh để hoàn thiện kiến thức cũng như kỹ năng dạy học cho trẻ đặc biệt ở các trung tâm, trường khuyết tật.

Năm 1999, bà đọc báo và biết rằng ở Tây Nguyên chưa có trường dành riêng cho trẻ khuyết tật. Bỏ xứ phồn hoa, bà chọn Gia Lai làm điểm dừng chân. Những đứa trẻ bị khiếm khuyết được bà nhận dạy dỗ, chăm sóc trong Nhà thờ Đức An. Sau này khi số lượng trẻ ngày càng tăng, bà thuê ngôi nhà tại số 57 Trần Nhật Duật và gắn bó cho đến bây giờ.

Dạy dỗ một đứa trẻ bình thường đã khó, với những đứa trẻ đặc biệt này, công việc lại vất vả bội phần. Thế nhưng hơn 30 năm gắn bó, bà Hồng chưa một lần nghĩ sẽ ngưng làm công việc này. “Có lẽ do tôi đã gạt bỏ được hết những vướng bận thường ngày mà dành hết tình thương cho lũ nhỏ đặc biệt nên không cảm thấy chán nản, buồn phiền. Rất nhiều cô giáo muốn đến giúp đỡ nhưng chỉ một thời gian rồi từ bỏ bởi thật sự công việc này rất khó. Chỉ có 1 người còn bám trụ đến tận bây giờ, đó là bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (56 tuổi, ở đường Quyết Tiến, thành phố Pleiku). Bà Lan đã dành 20 năm cuộc đời để cùng tôi chăm chút cho từng đứa trẻ ở lớp học đặc biệt này”- bà Hồng chia sẻ.

Phạm Thị Hồng - Người mẹ nâng bước những mảnh đời bất hạnh ảnh 4Bà Phạm Thị Hồng bên những đứa con đặc biệt của mình. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Hầu hết, các em khi đến ở đây đều có sự thay đổi lớn theo thời gian. Có em đã biết đọc, biết hát, biết viết và chữ rất đẹp; có em tự chăm sóc cho bản thân và người khác. Các em đã biết cách giao tiếp với bố mẹ, hay với người lạ. Trong đó, em Đỗ Trần Thanh Bình (11 tuổi), bị hội chứng đao hay cô bé Phương Thảo (16 tuổi) chậm phát triển trí tuệ, đã sống cùng với bà Hồng 8 năm. Dù tính cách vẫn còn như đứa trẻ 10 tuổi, nhưng so với các em ở đây thì Thảo chững chạc nhất. Em có thể phụ giúp nhặt rau, nấu canh, tắm rửa và giúp chăm sóc các em nhỏ hơn. “Từ ngày được mẹ Hồng chăm sóc, các con ngoan hơn rất nhiều. Các con đã biết tập thể dục, vẽ, đọc chữ, viết chữ, nói nhiều hơn và tăng cân nữa” - bà Trần Thị Xưa, thôn Tu 2, xã Ia Ga, huyện Chư Prông, vui mừng cho biết.

Rời căn nhà nhỏ khi những tia nắng chiều đã bớt gay gắt, âm thanh ồn ào, tiếng đập phá lẫn la hét, khóc lóc của đám trẻ hòa quyện với tiếng dỗ dành đầm ấm của mẹ Hồng. Hy vọng những tình yêu thương vô bờ bến của mẹ sẽ nâng bước các mảnh đời bất hạnh có được cuộc sống an yên hơn.

Quang Thái

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên

Từ năm 2020-2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã trích gần 116 tỷ đồng từ nguồn quỹ phúc lợi và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên cho các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội; trong đó đã xây dựng và trao tặng 291 căn nhà tình nghĩa cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên có nơi ở an toàn, ổn định cuộc sống.

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Thời tiết ngày 10/4/2025: Nắng nóng tiếp tục tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 10/4, ở khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C. Cùng đó, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây khu vực từ Thanh Hóa đến Huế có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất có nơi trên 35 độ C.

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Vĩnh Long gắn kết nghĩa tình quân - dân nhân Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Tối 9/4, tỉnh Vĩnh Long tổ chức khai mạc Chương trình Tết Quân - Dân và Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer năm 2025. Chương trình diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại xã Đông Thành, thị xã Bình Minh gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao đồng bào Khmer nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây với sự tham gia của khoảng 450 đại biểu đến từ 37 đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Ấm lòng hành động đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang

Chiều 9/4, Tổ công tác số 10 (Đội 4, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Hà Giang) đã tiến hành trao trả tài sản bị rơi cho một nữ du khách mang quốc tịch Latvia (Lít-va) trong chuyến du lịch khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Sáng 8/4, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ và chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại ấp Thới Hiệp A (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai) trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8/4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm một người chết và 6 người bị thương.

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 647.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393.000 ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, bản. Nhờ đó, họ kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tối 7/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị đã khống chế, dập tắt đám cháy lớn trên đường Đinh Núp, thuộc liên gia 10, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, không để cháy lan sang khu dân cư.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng tinh thần nhạy bén, nỗ lực vươn lên, hàng nghìn hộ Khmer đã thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.