Khu sản xuất của gia đình ông Nguyễn Phúc ở đường Lý Thường Kiệt (thị trấn Đ’ran) rộng chừng 1,4 ha, xanh mướt những luống cà chua, ớt, những giàn đậu cove xanh tốt đang cho thu hoạch. Trong dãy chuồng xây dựng kiên cố là 9 con bò lai đã nặng khoảng 400 - 500 kg, đến Tết là có thể xuất chuồng với giá khoảng 30- 40 triệu đồng/con.
Ông Phúc kể lại: Trước năm 2007, gia đình ông vẫn là hộ nghèo, có đất, nhưng lại thiếu vốn sản xuất. Được Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 8 triệu đồng, gia đình đã đầu tư cải tạo lại vườn tược, lắp hệ thống tưới nước tự động, mua phân bón, trồng các loại hoa màu mà thị trường đang cần. Sau khi có chút vốn, gia đình mua 2 con bò về nuôi, bởi nghề nuôi bò vốn là truyền thống gia đình từ thời ông cha trước đây.
Đến năm 2010, gia đình ông thoát nghèo, tiếp tục được Ngân hàng chính sách xã hội dành 2 suất vay cho gia đình ông và gia đình con trai thuộc diện hộ cận nghèo để giải quyết việc làm, mỗi suất vay 30 triệu đồng. Ông Phúc dồn hết số tiền vay được xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố. Từ đó, ông tiếp tục huy động thêm các nguồn vốn khác, mua bò giống về nuôi, có lúc đàn bò nhà ông lên tới 25 con bò thịt. Sau khi chăm sóc khoảng 8 tháng, đàn bò này đã có thể xuất chuồng, trừ chi phí, mỗi con cũng lãi được khoảng 18 triệu đồng.
Bà Đinh Thị Lợi, Tổ trưởng Tổ vay vốn, Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Đường Mới cho biết: Chính sách cho người nghèo vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thực sự đang phát huy hiệu quả tại địa phương khi có tới 50% số hộ vay đã vượt qua đói nghèo và bắt đầu vươn lên làm giàu. Trong Tổ vay vốn, ngoài gia đình ông Nguyễn Phúc, còn 10 hộ khác sử dụng hiệu quả vốn vay đầu tư các ngành nghề như nấu rượu, nuôi lợn, nuôi bò thịt…
Sau khi được vay vốn diện hộ cận nghèo để giải quyết việc làm lần đầu, gia đình ông Phúc phát triển sản xuất và đến năm 2012 đã trả được hết vốn vay. Tới năm 2014, gia đình được vay tiếp lần 2 với số tiền 30 triệu đồng, ông tiếp tục sử dụng để phát triển đàn bò lai nuôi nhốt. Trên diện tích đất canh tác, ông trồng cỏ voi để làm thức ăn cho bò, phân bò dùng để bón diện tích rau màu nên giảm đáng kể chi phí mua phân bón, lại đỡ phải sử dụng các loại phân hóa học làm hỏng đất.
Nhờ biết tính toán làm ăn, lại được vay nguồn vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội, với 3 nhân khẩu lao động, mỗi năm gia đình ông Phúc trừ chi phí cũng thu về từ 300 - 400 triệu đồng. Hiện gia đình đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, mua sắm được các loại máy móc nông cụ phục vụ sản xuất, cùng các phương tiện thiết bị phục vụ cuộc sống.
Cho đến thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Phúc đã thực sự thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. Gia đình ông đã trả hết nguồn vốn vay cách đây 2 tháng. Ông bày tỏ nguyện vọng vay những khoản lớn, từ 300 - 400 triệu đồng để làm giàu.
Ông Phúc kể lại: Trước năm 2007, gia đình ông vẫn là hộ nghèo, có đất, nhưng lại thiếu vốn sản xuất. Được Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện cho vay 8 triệu đồng, gia đình đã đầu tư cải tạo lại vườn tược, lắp hệ thống tưới nước tự động, mua phân bón, trồng các loại hoa màu mà thị trường đang cần. Sau khi có chút vốn, gia đình mua 2 con bò về nuôi, bởi nghề nuôi bò vốn là truyền thống gia đình từ thời ông cha trước đây.
Đến năm 2010, gia đình ông thoát nghèo, tiếp tục được Ngân hàng chính sách xã hội dành 2 suất vay cho gia đình ông và gia đình con trai thuộc diện hộ cận nghèo để giải quyết việc làm, mỗi suất vay 30 triệu đồng. Ông Phúc dồn hết số tiền vay được xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố. Từ đó, ông tiếp tục huy động thêm các nguồn vốn khác, mua bò giống về nuôi, có lúc đàn bò nhà ông lên tới 25 con bò thịt. Sau khi chăm sóc khoảng 8 tháng, đàn bò này đã có thể xuất chuồng, trừ chi phí, mỗi con cũng lãi được khoảng 18 triệu đồng.
Bà Đinh Thị Lợi, Tổ trưởng Tổ vay vốn, Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Đường Mới cho biết: Chính sách cho người nghèo vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thực sự đang phát huy hiệu quả tại địa phương khi có tới 50% số hộ vay đã vượt qua đói nghèo và bắt đầu vươn lên làm giàu. Trong Tổ vay vốn, ngoài gia đình ông Nguyễn Phúc, còn 10 hộ khác sử dụng hiệu quả vốn vay đầu tư các ngành nghề như nấu rượu, nuôi lợn, nuôi bò thịt…
Sau khi được vay vốn diện hộ cận nghèo để giải quyết việc làm lần đầu, gia đình ông Phúc phát triển sản xuất và đến năm 2012 đã trả được hết vốn vay. Tới năm 2014, gia đình được vay tiếp lần 2 với số tiền 30 triệu đồng, ông tiếp tục sử dụng để phát triển đàn bò lai nuôi nhốt. Trên diện tích đất canh tác, ông trồng cỏ voi để làm thức ăn cho bò, phân bò dùng để bón diện tích rau màu nên giảm đáng kể chi phí mua phân bón, lại đỡ phải sử dụng các loại phân hóa học làm hỏng đất.
Nhờ biết tính toán làm ăn, lại được vay nguồn vốn giải quyết việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội, với 3 nhân khẩu lao động, mỗi năm gia đình ông Phúc trừ chi phí cũng thu về từ 300 - 400 triệu đồng. Hiện gia đình đã xây dựng được ngôi nhà kiên cố, mua sắm được các loại máy móc nông cụ phục vụ sản xuất, cùng các phương tiện thiết bị phục vụ cuộc sống.
Cho đến thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Phúc đã thực sự thoát khỏi đói nghèo và vươn lên làm giàu. Gia đình ông đã trả hết nguồn vốn vay cách đây 2 tháng. Ông bày tỏ nguyện vọng vay những khoản lớn, từ 300 - 400 triệu đồng để làm giàu.
Chu Quốc Hùng
TTXVN