Nuôi vọp ở Trà Vinh lợi nhuận 600 triệu đồng/ha

Nuôi vọp ở Trà Vinh lợi nhuận 600 triệu đồng/ha
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích phát triển nghề nuôi vọp dưới chân rừng vừa bảo vệ rừng vừa có thêm nguồn thu nhập. Ảnh : baomoi.com
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích phát triển nghề nuôi vọp dưới chân rừng vừa bảo vệ rừng vừa có thêm nguồn thu nhập. Ảnh : baomoi.com
Ông Nguyễn Văn Mừng, ấp La Ghi, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện mô hình  nuôi vọp từ 3 năm nay trên diện tích 0,2 ha đất bãi bồi, vốn được đào ao để nuôi tôm sú không hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Mừng cho biết, đây là loài nhuyễn thể rất dễ nuôi, không đòi hỏi về mặt kỹ thuật, không dịch bệnh và chủ yếu ăn thực vật phù sa, tảo đáy, mùn bả nên không tốn kém về chi phí. Hơn nữa, cứ 1.000 m2 bãi bùn thả nuôi 1 tấn con giống có trọng lượng trung bình 40 con/kg và được nuôi từ 10 - 12 tháng là thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 tấn vọp thương phẩm ( 18 - 20 con/kg). Nếu tính giá vọp được thương lái thu mua  22.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 60 triệu đồng/m2. Khác với ông mừng, ông Trần Văn Tel, ở khóm 1, phường 2, thị xã Duyên Hải nuôi vọp trên bãi bồi ven sông với diện tích 0,3 ha. Với diện tích nuôi vọp này, 3 năm qua đều cho gia đình ông mức lợi nhuận từ 150 – 200 triệu đồng mỗi năm. Theo ông Nguyễn Văn Ông Tel, nuôi vọp ở bãi bồi ven sông thì cần phải giăng lưới mùn chôn sâu từ 15 – 20 cm, chiều cao khoảng 20 cm để tránh vọp di chuyển đi nơi khác. Trước khi thả giống phải cần cải tạo mặt bùn, bãi nuôi vọp cần lựa chọn nguồn nước thủy triều lên xuống  có nhiều độ phù sa . Ông Nguyễn Văn Ưa, Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Duyên Hải cho biết, năm nay trên địa bàn thị xã có có 35 hộ thả nuôi 65 tấn vọp giống, trên diện tích 65 ha. Do vọp được nuôi hoàn toàn tự nhiên tại các bãi bùn, không cho ăn thức ăn công nghiệp nên là nguồn thực phẩm sạch. Vọp được chế biến nhiều món ngon được người tiêu dùng ưa chuộng, nên giá vọp trên thị trường luôn ổn định ở mức từ 22.000 – 30.000 đồng/kg. Theo ông Nguyễn Văn Ưa, tuy nuôi vọp cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng người dân khó mở rộng diện tích do nguồn con giống chủ yếu là khai thác tự nhiên. Những người dân muốn thực hiện mô hình nuôi vọp mới rất khó khăn tìm được nguồn con giống. Vì thế, mô hình nuôi vọp những năm qua không phát triển mạnh, dù tiềm năng đất bãi bồi ven sông, đất bãi bổi rừng phòng hộ trên địa bàn thị xã còn khá nhiều.
Phúc Sơn

Có thể bạn quan tâm