Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi vịt theo công nghệ sạch quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những mô hình này, các hộ dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến về con giống, thức ăn, phương pháp chăn nuôi hiện đại; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngành hàng vịt là 1 trong 6 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn lựa trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. Đến tháng 6 năm 2024, ngành hàng vịt ở tỉnh Đồng Tháp phát triển được gần 7 triệu con, nuôi nhiều nhất là vịt cò lấy trứng, nuôi theo mô hình vịt chạy đồng và nuôi vịt rọ. Các huyện nuôi vịt nhiều nhất tỉnh là huyện Tháp Mười, Cao Lãnh, Tam Nông,Thanh Bình và Tân Hồng.
Hiện nay, trên các cánh đồng sản xuất lúa Đông Xuân ở tỉnh Đồng Tháp đã thu hoạch dứt điểm nên đàn vịt đẻ nuôi chạy đồng tạm thời đưa về nuôi nhốt chuồng hoặc nuôi vịt rọ. Đây là thời điểm vịt đẻ cho năng suất giảm, khiến giá trứng vịt tăng cao. Giá trứng vịt đang được thương lái mua tại đồng từ 3.100 - 3.400 đồng/trứng, cao hơn những tháng đầu năm 2023 từ 1.200 - 1.500 đồng/trứng; sau khi trừ các chi phí người nuôi lãi hơn 1.500 đồng/trứng.
Với mô hình nuôi vịt cổ xanh, trâu nhốt chuồng, dúi, ông Cà Văn Năm (dân tộc Thái), ở bản Pàn, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, qua đó từng bước ổn định đời sống gia đình, vươn lên làm giàu.
Tiến sĩ Thái Quốc Hiếu - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cho biết, Chi cục đang triển khai mô hình nuôi vịt biển trên địa bàn các huyện phía Đông của tỉnh nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển.
Vịt là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực để tỉnh Đồng Tháp trung thực hiện tái cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, trước những bấp bênh trong khâu tiêu thụ, nhất là mặt hàng trứng vịt trong thời gian qua, UBND tỉnh Đồng Tháp khuyến nghị người dân nên quan tâm hơn đến quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, thay đổi tập quán chăn nuôi chạy đồng. Người chăn nuôi đưa trứng vịt tham gia vào chuỗi khép kín từ nơi sản xuất đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành hàng vịt.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước tưới trong mùa nắng (vụ sản xuất Hè Thu), chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã khuyến khích các địa phương đẩy mạnh việc chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn nhằm tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Anh Võ Văn Đông, sinh năm 1977, ở tiểu khu 8 (xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chuyển sang nuôi vịt bằng thân cây chuối thái, rau rừng, ngô xay thế mà lại hay vì vịt mau lớn, thịt thơm ngon...
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA vừa thành công chọn tạo các dòng vịt siêu thịt mới, được Hội đồng nghiệm thu Bộ NN-PTNT đánh giá đạt loại xuất sắc.
Bệnh viêm gan trên vịt do virus (Duck Heapatitis Virus – DHV) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở vịt con, đặc biệt vịt con dưới 3 tuần tuổi, với đặc điểm chính là gan sưng và xuất huyết, tỷ lệ chết cao và truyền lây rất nhanh.
Xã Đức Phú, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận lã xã thuần nông, chỉ có một vài hộ chăn nuôi vịt nhưng chủ yếu nuôi quảng canh, đàn vịt tự đi kiếm ăn, bổ sung thức ăn không đáng kể. Môi trường sinh thái ô nhiễm dẫn tới dịch bệnh thường lây lan nhanh trên diện rộng. Người dân thiếu kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi nên rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp.