Bài 2: Phát triển kinh tế nông lâm kết hợp
Trước những ảnh hưởng ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu đối với các loại cây trồng, ngành Nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để thích ứng nhằm duy trì sản xuất hiệu quả, bền vững. Trong đó, phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, trồng xen canh nhiều loại cây trồng là giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài.
Phát triển kinh tế nông lâm kết hợp
Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tăng cường tuyên truyền đến nông dân về biến đổi khí hậu và những tác động của nó, để người dân chủ động trong việc theo dõi công tác dự báo và trở thành yếu tố chính trong tổ chức lại sản xuất, thay đổi cách thức canh tác để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất trồng trọt, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Đắk Lắk triển khai các giải pháp như: Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác dự báo thời tiết trong năm nhằm chủ động chuẩn bị các điều kiện ứng phó với thời tiết bất thường; tổ chức dịch chuyển mùa vụ khoa học, linh động với tình hình thực tế, có thể gieo trồng sớm hơn so với canh tác truyền thống để tránh hạn, tránh mưa bất thường khi chuẩn bị thu hoạch; nghiên cứu, áp dụng các loại giống cây trồng mới có khả năng chịu hạn tốt, cần ít nước để thay cho các giống cây trồng cũ, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích và hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước, nhằm chủ động nguồn nước tưới trong cao điểm mùa khô, đảm bảo cây trồng không bị thiếu nước.
Đối với các cây trồng chủ lực như hồ tiêu, người dân cần tuân thủ quy hoạch vùng trồng, đảm bảo thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng hạn chế tác động của thời tiết đến cây trồng. Đối với cây cà phê, năm 2019, tỉnh Đắk Lắk bắt đầu thí điểm mô hình cà phê cảnh quan tại huyện Krông Năng. Đây là chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội nhằm mục đích cân bằng giữa các hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cà phê cảnh quan là một bộ tiêu chuẩn mới về sản xuất cà phê bền vững, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, quá trình canh tác sẽ tạo vườn cà phê có cấu trúc mô phỏng hệ sinh thái rừng, với ba thành tố: Tầng cây gỗ vượt tán (bơ, sầu riêng, hồ tiêu), tầng cây bụi tạo tán (cà phê kinh doanh) và thảm phủ (cỏ, sả, gừng). Chương trình hướng tới xây dựng vùng cảnh quan cà phê bền vững với 5.200 ha ở 3 xã Ea Tân, Ea Toh và Dliê Ya của huyện Krông Năng. Mục tiêu đến năm 2025 là 100% cà phê sản xuất ra đạt tiêu chuẩn bền vững được thị trường đón nhận, giảm 25% lượng nước tưới, 15% lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại tăng 30% thu nhập cho người nông dân.
Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án phát triển rừng bền vững bằng phương thức nông lâm kết hợp và trồng cây phân tán giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đề án sẽ được triển khai tại 8/8 huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông. Đây là đề án chính có mục tiêu trọng tâm là nâng cao tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh (hiện tỉ lệ che phủ rừng của Đắk Nông là 39,3%). Đề án sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Nhờ đó, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, dân di cư không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, đề án cũng góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp người dân thích ứng tốt hơn với những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu hiện nay như hạn hán kéo dài; mưa lũ gây xói lở đất đai, sạt lở nhà cửa, đường sá…
Nhân rộng trồng xen canh
Ông Bùi Văn Ân, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, gia đình có 2 ha đất canh tác, trước đây khi trồng độc canh cây cà phê mỗi khi đến mùa khô, diện tích cà phê thiếu nước bị chết khá nhiều, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ. Năm 2013, ông Ân quyết định trồng xen hơn 100 cây bơ và 240 cây sầu riêng vào xen canh trong vườn cà phê. Nhờ cây sầu riêng, cây bơ mà độ ẩm của đất tăng lên, khi cây lớn, tạo bóng mát che phủ cho cây cà phê. Do đó, vườn cà phê phát triển ổn định và năng suất tăng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài thu hoạch cà phê, việc thu hoạch từ cây bơ và sầu riêng cũng cho thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) cho biết, việc trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học từ đó giảm thiểu khí nhà kính là một trong những biện pháp lâu dài để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học không chỉ giúp tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên đất và nước để khai thác lâu dài. Vì vậy, trong tương lai cần nhân rộng các mô hình trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học, kết hợp với sản xuất theo hướng sinh học, hữu cơ, hạn chế tác động của con người, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học đến môi trường đất và nước.
“Trồng xen các loại cây trong vườn cà phê, hồ tiêu không chỉ hình thành hệ sinh thái rừng, tạo độ ẩm trong đất, chắn gió cho cây trồng, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập thêm từ các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như sầu riêng, bơ”, Tiến sĩ Phan Việt Hà cho hay.
Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần làm tốt công tác dự báo về biến đổi khí hậu, từ đó có giải pháp về quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm chuẩn bị trước các biện pháp thích ứng để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. (Còn tiếp)
Trước những ảnh hưởng ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu đối với các loại cây trồng, ngành Nông nghiệp các tỉnh Tây Nguyên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để thích ứng nhằm duy trì sản xuất hiệu quả, bền vững. Trong đó, phát triển kinh tế nông lâm kết hợp, trồng xen canh nhiều loại cây trồng là giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực, lâu dài.
Phát triển kinh tế nông lâm kết hợp
Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tăng cường tuyên truyền đến nông dân về biến đổi khí hậu và những tác động của nó, để người dân chủ động trong việc theo dõi công tác dự báo và trở thành yếu tố chính trong tổ chức lại sản xuất, thay đổi cách thức canh tác để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất trồng trọt, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp Đắk Lắk triển khai các giải pháp như: Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác dự báo thời tiết trong năm nhằm chủ động chuẩn bị các điều kiện ứng phó với thời tiết bất thường; tổ chức dịch chuyển mùa vụ khoa học, linh động với tình hình thực tế, có thể gieo trồng sớm hơn so với canh tác truyền thống để tránh hạn, tránh mưa bất thường khi chuẩn bị thu hoạch; nghiên cứu, áp dụng các loại giống cây trồng mới có khả năng chịu hạn tốt, cần ít nước để thay cho các giống cây trồng cũ, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; khuyến khích và hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp tưới tiết kiệm nước, nhằm chủ động nguồn nước tưới trong cao điểm mùa khô, đảm bảo cây trồng không bị thiếu nước.
Đối với các cây trồng chủ lực như hồ tiêu, người dân cần tuân thủ quy hoạch vùng trồng, đảm bảo thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng hạn chế tác động của thời tiết đến cây trồng. Đối với cây cà phê, năm 2019, tỉnh Đắk Lắk bắt đầu thí điểm mô hình cà phê cảnh quan tại huyện Krông Năng. Đây là chương trình sản xuất kết hợp với bảo tồn nguồn tài nguyên và an sinh xã hội nhằm mục đích cân bằng giữa các hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Cà phê cảnh quan là một bộ tiêu chuẩn mới về sản xuất cà phê bền vững, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, quá trình canh tác sẽ tạo vườn cà phê có cấu trúc mô phỏng hệ sinh thái rừng, với ba thành tố: Tầng cây gỗ vượt tán (bơ, sầu riêng, hồ tiêu), tầng cây bụi tạo tán (cà phê kinh doanh) và thảm phủ (cỏ, sả, gừng). Chương trình hướng tới xây dựng vùng cảnh quan cà phê bền vững với 5.200 ha ở 3 xã Ea Tân, Ea Toh và Dliê Ya của huyện Krông Năng. Mục tiêu đến năm 2025 là 100% cà phê sản xuất ra đạt tiêu chuẩn bền vững được thị trường đón nhận, giảm 25% lượng nước tưới, 15% lượng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nhưng lại tăng 30% thu nhập cho người nông dân.
Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng đề án phát triển rừng bền vững bằng phương thức nông lâm kết hợp và trồng cây phân tán giai đoạn 2019 – 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đề án sẽ được triển khai tại 8/8 huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông. Đây là đề án chính có mục tiêu trọng tâm là nâng cao tỉ lệ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh (hiện tỉ lệ che phủ rừng của Đắk Nông là 39,3%). Đề án sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích. Nhờ đó, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, dân di cư không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, đề án cũng góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp người dân thích ứng tốt hơn với những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu hiện nay như hạn hán kéo dài; mưa lũ gây xói lở đất đai, sạt lở nhà cửa, đường sá…
Nhân rộng trồng xen canh
Ông Bùi Văn Ân, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk cho biết, gia đình có 2 ha đất canh tác, trước đây khi trồng độc canh cây cà phê mỗi khi đến mùa khô, diện tích cà phê thiếu nước bị chết khá nhiều, gây thiệt hại kinh tế không nhỏ. Năm 2013, ông Ân quyết định trồng xen hơn 100 cây bơ và 240 cây sầu riêng vào xen canh trong vườn cà phê. Nhờ cây sầu riêng, cây bơ mà độ ẩm của đất tăng lên, khi cây lớn, tạo bóng mát che phủ cho cây cà phê. Do đó, vườn cà phê phát triển ổn định và năng suất tăng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài thu hoạch cà phê, việc thu hoạch từ cây bơ và sầu riêng cũng cho thu nhập thêm hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tiến sĩ Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) cho biết, việc trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học từ đó giảm thiểu khí nhà kính là một trong những biện pháp lâu dài để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học không chỉ giúp tăng hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất mà còn góp phần bảo tồn tài nguyên đất và nước để khai thác lâu dài. Vì vậy, trong tương lai cần nhân rộng các mô hình trồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học, kết hợp với sản xuất theo hướng sinh học, hữu cơ, hạn chế tác động của con người, thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học đến môi trường đất và nước.
“Trồng xen các loại cây trong vườn cà phê, hồ tiêu không chỉ hình thành hệ sinh thái rừng, tạo độ ẩm trong đất, chắn gió cho cây trồng, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập thêm từ các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như sầu riêng, bơ”, Tiến sĩ Phan Việt Hà cho hay.
Ngoài ra, chính quyền các địa phương cần làm tốt công tác dự báo về biến đổi khí hậu, từ đó có giải pháp về quy hoạch, phát triển hạ tầng cơ sở, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm chuẩn bị trước các biện pháp thích ứng để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu. (Còn tiếp)
TTXVN