Nhiều giống cà phê mới có năng suất, chất lượng cao hơn so với giống cũ được đưa vào trồng đại trà. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN |
Các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở Tây Nguyên kiểm tra, phân loại từng lô cà phê kinh doanh để có chế độ đầu tư chăm sóc, bón phân hợp lý. Các vườn cà phê đã kinh doanh cho thu hoạch ổn định, ngay trong mùa mưa, các nông hộ bón đầy đủ, cân đối 3 đợt phân với các yếu tố đa lượng, trung vi lượng như đạm, lân, kali, can xi, lưu huỳnh, ma nhê, đồng, kẽm… Bình quân mỗi đợt bón từ 500 - 1.000 kg NPK chuyên dụng như 16 – 8 – 16 - 13S -TE cho mỗi ha. Đồng thời, từ 2 đến 3 năm, đầu tư bón từ 1 - 2 tấn phân chuồng ủ hoai mục, hoặc phân hữu cơ vi sinh cho 1 ha cà phê kinh doanh.
Nhiều nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở các vùng trọng điểm cà phê như: Lâm Hà (Lâm Đồng), Đắk Min (Đắk Nông), Cư M’gar, Krông Búk, Ea H’Leo, Krông Pắk (Đắk Lắk) đã đầu tư không những tăng lượng phân NPK mà còn tăng lượng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục giúp cây cà phê kinh doanh phát triển tốt, hạn chế rụng quả trong mùa mưa, đạt năng suất 4 - 5 tấn cà phê nhân/ha. Đến nay, các nông hộ sản xuất kinh doanh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên cơ bản bón xong 3 đợt phân đáp ứng nguồn dinh dưỡng, hạn chế rụng quả cà phê trong mùa mưa.
Các nông hộ cắt bỏ cành tăm, cành nhớt, cành vô hiệu, sâu bệnh, gầy yếu, các cành thứ cấp mọc quá rậm rạp, cành sát mặt đất chỉ để lại những cành dự trữ khỏe mạnh, lóng đốt ngắn nhằm có khả năng ra hoa, đậu quả nhiều trong các niên vụ tiếp theo. Nhiều nông hộ tổ chức làm sạch cỏ trong vườn cây, tiến hành rong tỉa cây che bóng để tăng cường ánh sáng cho vườn cà phê…góp phần hạn chế rụng quả, giảm năng suất cà phê trong mùa mưa.
Các nông hộ thường xuyên kiểm tra, thăm vườn để sớm phát hiện các loại sâu bệnh hại thường xuất hiện trong mùa mưa như rệp vảy xanh, gỉ sắt, bệnh nấm hồng, khô cành, khô quả…để sử dụng các loại thuộc đặc trị khoanh vùng, xử lý kịp thời, tránh lây lan gây hại trên diện rộng.
Các nông hộ cắt bỏ cành tăm, cành nhớt, cành vô hiệu, sâu bệnh, gầy yếu, các cành thứ cấp mọc quá rậm rạp, cành sát mặt đất chỉ để lại những cành dự trữ khỏe mạnh, lóng đốt ngắn nhằm có khả năng ra hoa, đậu quả nhiều trong các niên vụ tiếp theo. Nhiều nông hộ tổ chức làm sạch cỏ trong vườn cây, tiến hành rong tỉa cây che bóng để tăng cường ánh sáng cho vườn cà phê…góp phần hạn chế rụng quả, giảm năng suất cà phê trong mùa mưa.
Các nông hộ thường xuyên kiểm tra, thăm vườn để sớm phát hiện các loại sâu bệnh hại thường xuất hiện trong mùa mưa như rệp vảy xanh, gỉ sắt, bệnh nấm hồng, khô cành, khô quả…để sử dụng các loại thuộc đặc trị khoanh vùng, xử lý kịp thời, tránh lây lan gây hại trên diện rộng.
Các tỉnh Tây Nguyên hiện có trên 582.500 ha cà phê; trong đó, diện tích cà phê đưa vào kinh doanh cho thu hoạch có 548.533 ha. Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất, với trên 204.000ha; trong đó, diện tích cà phê kinh doanh cho thu hoạch 194.500 ha, kế đến là tỉnh Lâm Đồng…
Quang Huy