Nơi gìn giữ nét đẹp thổ cẩm dân tộc Mường

Nơi gìn giữ nét đẹp thổ cẩm dân tộc Mường
Bà Phương (bên phải) đang giới thiệu sản phẩm với du khách
Bà Phương (bên phải) đang giới thiệu sản phẩm với du khách


Hợp tác xã Vọng Ngàn của bà Bùi Thị Lan Phương ở xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một trong những địa chỉ như thế. Từ 13 khung dệt ban đầu với 8 xã viên, đến nay, hợp tác xã đã phát triển thành một cơ sở dệt uy tín của tỉnh với hơn 200 khung dệt, hàng chục máy khâu và 125 xã viên (chủ yếu là người dân tộc Mường). Nhờ sự đa dạng về mẫu mã, nhiều sản phẩm của hợp tác xã như khăn quàng cổ, áo váy, túi xách, chăn ga gối đệm, khăn lụa tơ tằm... với hoa văn đặc sắc được tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước, và là địa chỉ mua sắm của khách du lịch nước ngoài.

Bà Phương hướng dẫn thao tác dệt cho học viên
Bà Phương hướng dẫn thao tác dệt cho học viên
Trong xu thế phát triển hiện nay, hợp tác xã Vọng Ngàn cũng như người Mường ở Hòa Bình đã cố gắng bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa nâng cao đời sống của đồng bào tại địa phương.
 
Khách du lịch mặc thử bộ đồ truyền thống của dân tộc Mường
Khách du lịch mặc thử bộ đồ truyền thống của dân tộc Mường
Một gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm dân tộc Mường
Một gian hàng trưng bày sản phẩm dệt thổ cẩm dân tộc Mường

Có thể bạn quan tâm