Theo báo cáo của UBND huyện Gò Công Đông, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm (2007 – 2015), sóng và gió biển gây xâm thực đã làm mất trên 240 ha rừng phòng hộ, khiến diện tích rừng hiện hữu giảm xuống chỉ còn trên 430 ha mà thôi. Nhiều đoạn đê xung yếu trên địa bàn xã Tân Điền (Gò Công Đông) đã hoàn toàn mất rừng phòng hộ. Những đoạn còn lại thì đai rừng phòng hộ rất mỏng, chỉ dày từ 10 đến 250 m tùy đoạn đang tiếp tục bị xói lở và thu hẹp với tốc độ rất nhanh.
Thi công kè mềm, gây bồi tạo bãi phục vụ mục tiêu trồng rừng phòng hộ. Ảnh: Minh Trí-TTXVN |
Trước tình hình trên, địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, xử lý nghiêm những hành vi xâm hại làm suy giảm tài nguyên rừng gắn với tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đang triển khai thí điểm Dự án kè mềm gây bồi, tạo bãi nhằm phục vụ mục tiêu trồng rừng phòng hộ đê biển Gò Công. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 60 tỉ đồng triển khai trên đoạn bờ biển dài khoảng 1,5 km thuộc địa bàn xã Tân Điền. Qua khảo sát thực tế, dự án đang mang lại hiệu quả tốt. Dù còn trong quá trình thực hiện nhưng phía bên trong kè mềm, phù sa đã bắt đầu bồi đắp với chiều dày khoảng 0,4 m. Tương lai, sự thành công của dự án gây bồi tạo bãi sẽ mang lại sức sống mới cho rừng phòng hộ đê biển Gò Công trong tình hình biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn và hạn hán ngày càng nghiêm trọng đối với tỉnh Tiền Giang và cả khu vực.
Thi công kè mềm, gây bồi tạo bãi phục vụ mục tiêu trồng rừng phòng hộ. Ảnh: Minh Trí-TTXVN |