Bạc Liêu công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê Biển Đông

Bạc Liêu công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê Biển Đông

Chiều 7/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã ký Quyết định số 1420/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê Biển Đông đoạn từ Km0+046 đến cầu Chiên Túp 1 (giáp ranh với tỉnh Sóc Trăng), thuộc địa bàn ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Chiều dài khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở là 474 m.

Sóc Trăng khắc phục sạt lở đê biển ở Vĩnh Châu

Sóc Trăng khắc phục sạt lở đê biển ở Vĩnh Châu

Theo ông Mã Chí Thọ, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của triều cường dâng cao, kèm theo gió mạnh, sóng lớn, đã gây sạt lở và nguy cơ sạt lở nhiều khu vực bờ biển và đê biển ở xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu; trong đó, đoạn đầu K41 sạt lở khoảng 10m, đoạn cuối K41 sạt lở khoảng 30m và đoạn cuối K43 sạt lở khoảng 50m.
Bến Tre: Kiến nghị sớm khắc phục sạt lở tuyến đê biển khu vực huyện Bình Đại

Bến Tre: Kiến nghị sớm khắc phục sạt lở tuyến đê biển khu vực huyện Bình Đại

Ông Võ Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Đại (Bến Tre) cho biết, địa phương đã có kiến nghị khẩn trương khắc phục sạt lở tại tuyến đê biển đoạn khu vực ấp Bình Trung, xã Định Trung, huyện Bình Đại. Đoạn đê đang bị sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài khoảng 150 m, chiều rộng khoảng 6 m, không thể lưu thông được.
Kè tạm ngăn sạt lở bảo vệ đê quốc phòng khu vực bờ biển Tiểu Dừa, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Kiên Giang huy động các nguồn lực chống sạt lở ven biển

Thực hiện Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều công trình thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.
Nỗ lực cứu rừng phòng hộ bảo vệ đê biển Gò Công

Nỗ lực cứu rừng phòng hộ bảo vệ đê biển Gò Công

Huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) có khoảng 677 ha rừng phòng hộ đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ tuyến đê biển Gò Công dài khoảng 21 km. Tuy nhiên, vành đai rừng phòng hộ này hiện nay đã bị xâm thực nghiêm trọng do sóng gió và biến đổi khí hậu khiến mất dần diện tích, sụt giảm vai trò bảo vệ đê biển cũng như an toàn đối với đời sống và sản xuất của gần 100.000 dân vùng ven biển Gò Công.