Sau khi tập trung để hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện, phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh toàn dân, chung sức, đồng thuận, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, về đích trước một năm so với dự kiến.
Nhằm cụ thể hóa chủ trương tái cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn khó khăn, trong vụ Hè Thu 2024, nông dân các huyện, thành ven biển Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công đã gieo trồng trên 14.300 ha rau màu thực phẩm các loại, chủ yếu trên nền đất lúa theo mô hình luân canh lúa - màu hoặc chuyển đổi từ lúa sang trồng màu tại những nơi xa nguồn nước, nguy cơ hạn mặn kéo dài và canh tác khó khăn…
Nông dân ở các huyện ven biển phía Đông tỉnh Tiền Giang đang phát triển mô hình chăn nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ theo hướng bền vững. Theo thống kê, tổng đàn dê của tỉnh hiện có khoảng 150.000 con, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2022.
Nằm ven biển Gò Công, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có khoảng 8.900 ha đất trồng lúa năng suất cáo với sản lượng mỗi năm đạt trên 110.000 tấn lúa hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trước tình hình sạt lở bờ sông rạch đang diễn biến phức tạp, địa phương coi trọng thực thi cả hai giải pháp công trình và phi công trình khắc phục một cách căn cơ và hiệu quả, tùy theo đặc điểm và qui mô từng điểm sạt lở cụ thể.
Tỉnh Tiền Giang hiện có 13 làng nghề truyền thống, thu hút hơn 5.000 lao động lành nghề; trong đó, được công nhận sớm nhất, độc đáo và tiêu biểu nhất là làng nghề đóng tủ thờ Gò Công tại xã Tân Trung, thị xã Gò Công với bề dày hình thành, phát triển hơn 100 năm. Đây cũng là một thương hiệu mạnh đang chiếm lĩnh thị trường. Sản phẩm tủ thờ Gò Công là lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm trang trí nội thất cho các ngôi nhà mới.
Nhằm tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi thuận lợi phục vụ mục tiêu chuyển đổi mùa vụ các huyện, thị vùng duyên hải Gò Công theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, trong giai đoạn 2016 – 2019, Tiền Giang đã thực hiện 596 công trình thủy lợi nội đồng có tổng chiều dài trên 733.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 2,8 triệu m3. Các công trình trên trực tiếp phục vụ sản xuất, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho gần 56.000 ha đất trồng trọt trong toàn vùng.
Nhằm bảo đảm sản xuất và đời sống nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ổn định và vững chắc, năm 2018, tỉnh Tiền Giang huy động các nguồn vốn, đầu tư gần 504 tỷ đồng phục vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn, chủ yếu tập trung cho các vùng trọng điểm là vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây, vùng ngọt hóa Gò Công ven biển phía Đông.
Theo ông Trần Hoàng Bá - Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, doanh nghiệp đang triển khai phương án chủ động vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong dự án ngọt hóa Gò Công phục vụ trên 44.000 ha đất canh tác toàn vùng; trong đó có trên 26.000 ha đất trồng lúa, còn lại là cây ăn quả và các cây trồng khác. Mục tiêu là không để xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất trong mùa khô hạn 2019 sắp tới.
Ngày 06/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Địa chất, Nước và Môi trường phối hợp với Hội Thủy lợi Việt Nam, Hội Địa chất thủy văn Việt Nam và Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Hoàng Gia tổ chức hội thảo khoa học “Dự án đê biển Vũng Tàu - Gò Công trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu đồng bằng sông Cửu Long”.
Mắm cá phèn từ lâu đã trở thành đặc sản của người dân vùng biển Gò Công (Tiền Giang). Loại mắm này có thể dùng để ăn cơm hoặc làm nước chấm cho các món ăn khác. Đến Gò Công, du khách đừng quên thưởng thức món thịt ba chỉ luộc chấm mắm cá phèn. Bởi khi nếm thử, thực khách khó có thể quên hương vị đậm đà, ngon đến ngất ngây của món ăn này.
Huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) có khoảng 677 ha rừng phòng hộ đóng vai trò to lớn trong việc bảo vệ tuyến đê biển Gò Công dài khoảng 21 km. Tuy nhiên, vành đai rừng phòng hộ này hiện nay đã bị xâm thực nghiêm trọng do sóng gió và biến đổi khí hậu khiến mất dần diện tích, sụt giảm vai trò bảo vệ đê biển cũng như an toàn đối với đời sống và sản xuất của gần 100.000 dân vùng ven biển Gò Công.