Hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật thuộc các bộ, ngành Trung ương và địa phương, tổ chức quốc tế…
Ông Nguyễn Duy Tuấn, Viện trưởng Viện Địa chất, Nước và Môi trường cho biết: Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã trở thành chiến lược quốc gia của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp và lập dự án đầu tư xây dựng công trình để ngăn triều, chống xâm nhập mặn, tích nước ngọt, chống biến đổi khí hậu, ứng phó với các kịch bản nước biển dâng cho Đồng bằng sông Cửu Long và giải quyết tình trạng úng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh trở nên cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Từ năm 2011, các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất ý tưởng Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công với các thành phần chính bao gồm: Tuyến đê chính dài 28 km nối Gò Công đến cách Vũng Tàu 5 km, sau đó nối với Cần Giờ bằng tuyến đê phụ 13 km; các cửa thoát nước và âu thuyền trên đê; cống Lòng Tàu; các đập cửa sông Đồng Tranh và các sông kênh dọc phía Bắc (bờ tả) sông Soài Rạp.
Theo ông Nguyễn Duy Tuấn, các nhà khoa học cũng đã hoàn thành công trình khoa học “Quy hoạch đê biển Vũng Tàu – Gò Công”. Công trình này đã đạt mức nghiên cứu tiền khả thi của một dự án đáp ứng yêu cầu trên của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đó, để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước liên quan đến dự án này.
Đó là các đề tài: Nghiên cứu giải pháp tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn và vùng lân cận; nghiên cứu kết cấu công trình và giải pháp xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công; nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án đến giao thông thủy; nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của dự án; ảnh hưởng của dự án tới hệ sinh thái ven biển; đánh giá ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và phụ cận.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan dự án và các đề tài nghiên cứu, Giáo sư, Tiến sỹ Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng: Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công là giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề ngập úng do tổ hợp tác động của lũ thượng nguồn, mưa lớn và triều cường, chống xâm nhập mặn, đồng thời cũng là công trình chống nước biển dâng, chống biến đổi khí hậu ở thế chủ động cho 1,1 triệu ha. Ngoài ra, còn tạo quỹ đất 43.000 ha, tạo động lực phát triển cho vùng.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của dự án này tới hệ sinh thái ven biển, Tiến sỹ Lê Xuân Tuấn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị: Cần tiếp tục đánh giá một cách chi tiết về chế độ thủy thạch động lực, mức độ ngập, chế độ triều ở các nhánh sông, kênh rạch, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn phía Tây sông Lòng Tàu và phía đông sông Soài Rạp; từ đó, làm cơ sở đánh giá chi tiết hơn về tác động của việc xây dựng tuyến đê với hệ sinh thái vùng này, đặc biệt là sự tác động đến suy thoái, gây chết cây ngập mặn, động vật đáy.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật cũng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan khi triển khai thực hiện dự án như về các giải pháp thi công công trình, sự tác động của dự án đề kinh tế, xã hội của các địa phương, phát triển giao thông thủy…cũng như những tác động ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi triển khai dự án./.
Quang cảnh Hội Thảo. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN |
Ông Nguyễn Duy Tuấn, Viện trưởng Viện Địa chất, Nước và Môi trường cho biết: Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã trở thành chiến lược quốc gia của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp và lập dự án đầu tư xây dựng công trình để ngăn triều, chống xâm nhập mặn, tích nước ngọt, chống biến đổi khí hậu, ứng phó với các kịch bản nước biển dâng cho Đồng bằng sông Cửu Long và giải quyết tình trạng úng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh trở nên cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng cả về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.
Từ năm 2011, các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất ý tưởng Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công với các thành phần chính bao gồm: Tuyến đê chính dài 28 km nối Gò Công đến cách Vũng Tàu 5 km, sau đó nối với Cần Giờ bằng tuyến đê phụ 13 km; các cửa thoát nước và âu thuyền trên đê; cống Lòng Tàu; các đập cửa sông Đồng Tranh và các sông kênh dọc phía Bắc (bờ tả) sông Soài Rạp.
Theo ông Nguyễn Duy Tuấn, các nhà khoa học cũng đã hoàn thành công trình khoa học “Quy hoạch đê biển Vũng Tàu – Gò Công”. Công trình này đã đạt mức nghiên cứu tiền khả thi của một dự án đáp ứng yêu cầu trên của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đó, để xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nước liên quan đến dự án này.
Đó là các đề tài: Nghiên cứu giải pháp tổng thể kiểm soát ngập lụt vùng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn và vùng lân cận; nghiên cứu kết cấu công trình và giải pháp xây dựng Tuyến đê biển Vũng Tàu – Gò Công; nghiên cứu đánh giá tác động của Dự án đến giao thông thủy; nghiên cứu biến động của chế độ thủy thạch động lực vùng cửa sông ven biển chịu tác động của dự án; ảnh hưởng của dự án tới hệ sinh thái ven biển; đánh giá ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội vùng hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn và phụ cận.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan dự án và các đề tài nghiên cứu, Giáo sư, Tiến sỹ Đào Xuân Học, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng: Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công là giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề ngập úng do tổ hợp tác động của lũ thượng nguồn, mưa lớn và triều cường, chống xâm nhập mặn, đồng thời cũng là công trình chống nước biển dâng, chống biến đổi khí hậu ở thế chủ động cho 1,1 triệu ha. Ngoài ra, còn tạo quỹ đất 43.000 ha, tạo động lực phát triển cho vùng.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của dự án này tới hệ sinh thái ven biển, Tiến sỹ Lê Xuân Tuấn, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiến nghị: Cần tiếp tục đánh giá một cách chi tiết về chế độ thủy thạch động lực, mức độ ngập, chế độ triều ở các nhánh sông, kênh rạch, vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn phía Tây sông Lòng Tàu và phía đông sông Soài Rạp; từ đó, làm cơ sở đánh giá chi tiết hơn về tác động của việc xây dựng tuyến đê với hệ sinh thái vùng này, đặc biệt là sự tác động đến suy thoái, gây chết cây ngập mặn, động vật đáy.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia kỹ thuật cũng trao đổi, thảo luận về các vấn đề liên quan khi triển khai thực hiện dự án như về các giải pháp thi công công trình, sự tác động của dự án đề kinh tế, xã hội của các địa phương, phát triển giao thông thủy…cũng như những tác động ảnh hưởng tích cực, tiêu cực khi triển khai dự án./.
Anh Tuấn
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN