Lên kế hoạch dự trữ nước ngọt. Ảnh: Trung Hiếu |
Đề phòng những cơn mưa trái mùa trong mùa khô
- Đối với những vùng đất thấp dễ bị ngập úng, cần đào các rãnh nhỏ trên luống (líp) để nước thoát nhanh, tránh ngập úng cục bộ.
- Đối với những vườn cây ăn quả đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để tạo mầm hoa thì nên sử dụng màng ni-lon không thấm nước làm mái che trên mặt luống (líp) trồng cây và chủ động thoát nước tốt.
- Đối với những vườn đang ra hoa mang trái non, sau mưa cần tưới xả lên toàn bộ cây để hạn chế tác hại của nước mưa làm cây không ra hoa hoặc rụng hoa.
- Đối với những vườn đang ra hoa nên tăng cường chăm sóc, phun phân bón lá có chứa Bo hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như: NAA, GA3 có tác dụng giảm rụng quả và tăng tỷ lệ đậu quả.
Củng cố hệ thống đê bao ngăn triều cường gây ngập úng và xâm nhập mặn vào vườn cây. Ảnh: Minh Trí |
Cắt tỉa cành và xử lý ra hoa trong mùa khô hạn
- Để cây phát triển tốt nên cắt tỉa những cành thừa, cành ốm yếu, bị sâu bệnh.
- Không nên xử lý ra hoa đối với những cây còn yếu, không nên cho cây ra quá nhiều hoa/quả non vì sẽ cần nhiều lượng nước và dinh dưỡng.
- Phun/tưới các chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ, các chế phẩm có chứa axít amin như: Proline, Alanine, Leucine để tăng tính chống chịu, tăng chất lượng trái cây.
Bón phân để tăng sức đề kháng và khả năng chống hạn cho cây ăn quả vào mùa khô. Ảnh: K’ GửiH |
Phòng xâm nhập mặn cho vườn cây ăn quả
- Củng cố hệ thống đê bao của vườn cây, dự trữ nước ngọt để tưới cây, hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn >1%0.
- Tủ gốc giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô… Tăng cường bón phân hữu cơ và Kali nhằm hạn chế cây bị ngộ độc do Na+.
- Bón phân lân để hạn chế sự thu hút các ion Cl- quá nhiều trong cây.
- Phun phân bón lá có chứa Kali, Canxi, Magiê, Silic và các chế phẩm có chứa các axít amin như: Proline giúp cây tăng đề kháng, tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn.
- Cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ mặn để có hướng xử lý kịp thời.
K GửiH - Minh Trí – Trung Hiếu