Đắk Lắk là một trong những tỉnh có dân số trẻ đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số. Với các giải pháp đồng bộ, địa phương đang từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo đà phát triển bền vững.
Đáp ứng nhu cầu nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, năm 2023, nhiều trường đại học thông báo sẽ mở thêm nhiều ngành đào tạo mới, nhất là những ngành gắn liền với kỷ nguyên số.
Ngành Y tế tỉnh Gia Lai đã và đang gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt trong đó là việc thiếu thuốc, vật tư y tế… khiến công tác khám, chữa bệnh tại nhiều cơ sở, bệnh viện đối mặt với nhiều thách thức.
Phục hồi và phát triển trở lại, bên cạnh kết quả đạt được, du lịch Việt Nam cũng đứng trước thách thức về nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh nhiều địa phương đang tăng tốc đón dòng du khách quốc tế những tháng cuối năm và dịp đầu năm mới 2023. Tìm giải pháp phục hồi, phát triển nguồn cung nhân lực, đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm đảm bảo từng bước phát triển du lịch bền vững.
Theo Sở Y tế Đắk Nông, từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã có 63 bác sỹ xin nghỉ việc, 11 bác sỹ xin chuyển công tác ra ngoài tỉnh. Tình trạng này khiến nhân lực ngành Y tế ngày càng thiếu trầm trọng, ảnh hưởng tới công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg năm 2022 Về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng được xác định triển khai là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khuyến khích cơ sở giáo dục đại học tại vùng thu hút chuyên gia, trí thức trẻ; đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn vùng.
Câu chuyện thiếu nhân lực tại Gia Lai một lần nữa làm nóng nghị trường Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII (nhiệm kỳ 2021- 2026) diễn ra từ ngày 6-8/7. Để giải được bài toán này không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, cấp mà còn phụ thuộc vào các chủ trương, chính sách của Chính phủ cùng các bộ, ngành.
Nhiều năm qua, các trạm y tế thuộc huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa luôn trong tình trạng thiếu trang thiết bị khám chữa bệnh, một số trạm y tế cơ sở hạ tầng bị xuống cấp. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực đang thiếu, 8 trạm y tế nhưng chỉ có 4 bác sỹ, ảnh hưởng đến việc khám, chữa bệnh của đồng bào dân tộc vùng biên.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhu cầu thị trường nhân lực không đơn thuần chỉ là nguồn lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ mà còn là nguồn nhân lực trình độ quốc tế. Tức là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Ngày 13/12, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phê duyệt khoản vay 80 triệu USD để xây dựng và trang bị cho hai cơ sở mới của Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tăng khả năng tuyển sinh đại học hàng năm vào các trường này thêm 2.200 người và tăng thêm 1.863 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm từ năm 2032.
Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT), tính đến hết năm 2017, cả nước có 11.688 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và 30 liên hiệp HTX. Trong đó, có 3.881 HTX nông nghiệp được thành lập mới. Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh nhưng số HTX hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động phải giải thể theo Luật HTX cũng rất cao. Điều đó cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác điều hành và phát triển nguồn nhân lực HTX nông nghiệp hiện nay.
Vừa qua, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Quốc Khánh đã tiếp Bà Anita Lehikoinen, Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa và Giáo dục Phần Lan nhân dịp bà dẫn đầu đoàn đại biểu giáo dục Phần Lan sang Việt Nam tham dự Hội nghị ASEM về “Giáo dục đổi mới sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững”.
Số lượng cơ sở đào tạo nhân lực y tế đang có xu hướng tăng nhanh với số điểm đầu vào thấp hơn hẳn so với những trường có thương hiệu. Trong khi đó, việc kiểm soát chất lượng đào tạo đang gặp nhiều khó khăn, tiêu chí thành lập các cơ sở đào tạo còn đơn giản, nhất là chuyên môn của giảng viên và bệnh viện thực hành.
Lâm Đồng hiện đang là địa phương dẫn đầu cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 5 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và nhiều doanh nghiệp, trang trại đã áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Ngày 28/12, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015.