Từ ngày 17- 31/5, tại xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống của người Chăm. Đây là hoạt động nằm trong Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
Chiều 22/4, tại đình Kim Ngân (số 42 - 44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022); tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phố nghề Hà Nội.
Từ ngày 7 -11/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Triển lãm nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam năm 2022 tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ. Hoạt động nằm trong khuôn khổ "Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III - Cần Thơ năm 2022" nhằm tôn vinh sự phong phú, đa dạng và độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Người dân làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) đều quý mến anh Y Xô, vừa giỏi làm kinh tế vừa chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bahnar.
Bên cạnh phong tục thờ cúng tổ tiên, người Vân Kiều còn thờ tín ngưỡng đa thần (thần mặt trời, thần bản mệnh, thần lúa, thần sông, thần cây, thần núi...) cùng với đó là hệ thống lễ hội (lễ hội đập trống, phát rẫy, được mùa, mừng lúa mới, rước hồn lúa...) liên quan đến chu kỳ canh tác.
Cùng với cồng chiêng, người Sê đăng và H’rê ở tỉnh Kon Tum còn sở hữu nhiều nhạc cụ dân tộc độc đáo được làm bằng những nguyên vật liệu sẵn từ núi rừng.
Cũng như các dân tộc thiểu số bản địa khác ở Tây Nguyên, người Ê đê có kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng, luôn gắn bó mật thiết trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh qua các lễ hội, tập tục truyền thống. Trong đó, nghệ thuật âm nhạc phát triển rất đặc sắc, độc đáo về nhạc cụ và các hình thức biểu diễn.
Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình.
Trống Ghi-năng, Paranưng, kèn Saranai là bộ 3 nhạc cụ truyền thống không thể thiếu trong các nghi lễ, đời sống tinh thần của đồng bào Chăm. Với người Chăm, biết chơi những nhạc cụ này đã khó, làm ra bộ ba này càng khó hơn. Vì thế, những người có đủ “2 tài” trên được xem là “báu vật” - ông Hán Quân (thôn Tân Đức, xã Phước Hữu, Ninh Phước) là một trong số ít người như thế.
Nhạc cụ truyền thống của người Hrê rất phong phú và đa dạng, có cồng chiêng, đàn Vroat, ta lía, ống vinh-vút... Trong đó, ống vinh-vút là loại nhạc cụ truyền thống thuộc bộ vỗ, đặc biệt loại nhạc cụ này thường dành riêng cho phụ nữ Hrê.
Sở Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa tổ chức tái hiện hội hát Cầu Huê của người Việt vùng An Khê, nơi cách đây 60 năm người Việt từ các tỉnh miền xuôi lên vùng đất An Khê để buôn bán, trao đổi hàng hóa và giao lưu văn hóa với người Bahnar tại địa phương.