Nguyên nhân biến thể Omicron lây nhiễm ở trẻ em dễ hơn

Nguyên nhân biến thể Omicron lây nhiễm ở trẻ em dễ hơn

Singapore đang chứng kiến làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng mạnh. Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Dale Fisher, biến thể Omciron có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch tự nhiên của trẻ em tốt hơn các biến thể trước.

Không giống biến thể Delta - chủ yếu tấn công vào phổi của người bệnh, biến thể Omicron có xu hướng ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên của người mắc. Giáo sư Fisher, chuyên gia cao cấp về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (National University Hospital -NUH) cho biết đường hô hấp trên và đường mũi ở trẻ em nhỏ hơn ở người lớn, do vậy nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh lớn hơn. Những triệu chứng này có thể biến chứng thành hen suyễn hoặc viêm phổi do viêm và tắc nghẽn niêm mạc.

Tại một số quốc gia, trong đó có Mỹ, ngày càng nhiều trẻ phải nhập viện do COVID-19, song các chuyên gia nhất trí cho rằng trẻ mắc bệnh này không biến chứng nặng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện rằng trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm biến thể Omicron có xu hướng ăn uống tốt hơn so với những trẻ nhiễm biến thể Delta. Nguy cơ nhập viện và phải điều trị tích cực ở trẻ nhiễm Omicron cũng thấp hơn, lần lượt là 67% và 68%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khả năng lây lan mạnh hơn của biến thể Omicron vẫn có thể khiến số trẻ nhập viện tăng cao hơn so với làn sóng dịch do Delta.

Theo thống kê ngày 13/2, Singapore ghi nhận 9.420 ca mắc mới COVID-19, trong số này có tới 1.130 trẻ dưới 12 tuổi. Tổng cộng 56 trẻ trong nhóm này phải nhập viện, nhưng không có trẻ phải điều trị tích cực hay thở máy. Mới đây, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết trẻ dưới 12 tuổi là nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong số các nhóm tuổi tại nước này, ở mức 67 ca trên mỗi 100.000 dân. Giới chức y tế Singapore cam kết đảm bảo đủ giường điều trị bệnh cho trẻ. Singapore có hai bệnh viện công - Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em (KKH) và NUH- có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên biệt cho trẻ em. Cả hai bệnh viện đều cho biết họ đang làm việc để tăng công suất trước nguy cơ số bệnh nhi mắc COVID-19 tăng đột biến.

Tính đến đầu tháng 2 này, hơn 192.000 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại Singapore đã được tiêm mũi đầu tiên vaccine phòng COVID-19.

Singapore đang chứng kiến làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng mạnh. Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Dale Fisher, biến thể Omciron có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch tự nhiên của trẻ em tốt hơn các biến thể trước. 

Không giống biến thể Delta - chủ yếu tấn công vào phổi của người bệnh, biến thể Omicron có xu hướng ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên của người mắc. Giáo sư Fisher, chuyên gia cao cấp về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (National University Hospital -NUH) cho biết đường hô hấp trên và đường mũi ở trẻ em nhỏ hơn ở người lớn, do vậy nguy cơ mắc các triệu chứng bệnh lớn hơn. Những triệu chứng này có thể biến chứng thành hen suyễn hoặc viêm phổi do viêm và tắc nghẽn niêm mạc.

Tại một số quốc gia, trong đó có Mỹ, ngày càng nhiều trẻ phải nhập viện do COVID-19, song các chuyên gia nhất trí cho rằng trẻ mắc bệnh này không biến chứng nặng. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây phát hiện rằng trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm biến thể Omicron có xu hướng ăn uống tốt hơn so với những trẻ nhiễm biến thể Delta. Nguy cơ nhập viện và phải điều trị tích cực ở trẻ nhiễm Omicron cũng thấp hơn, lần lượt là 67% và 68%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khả năng lây lan mạnh hơn của biến thể Omicron vẫn có thể khiến số trẻ nhập viện tăng cao hơn so với làn sóng dịch do Delta. 

Theo thống kê ngày 13/2, Singapore ghi nhận 9.420 ca mắc mới COVID-19, trong số này có tới 1.130 trẻ dưới 12 tuổi. Tổng cộng 56 trẻ trong nhóm này phải nhập viện, nhưng không có trẻ phải điều trị tích cực hay thở máy. Mới đây, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết trẻ dưới 12 tuổi là nhóm tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong số các nhóm tuổi tại nước này, ở mức 67 ca trên mỗi 100.000 dân. Giới chức y tế Singapore cam kết đảm bảo đủ giường điều trị bệnh cho trẻ. Singapore có hai bệnh viện công - Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em (KKH) và NUH- có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chuyên biệt cho trẻ em. Cả hai bệnh viện đều cho biết họ đang làm việc để tăng công suất trước nguy cơ số bệnh nhi mắc COVID-19 tăng đột biến.

Tính đến đầu tháng 2 này, hơn 192.000 trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại Singapore đã được tiêm mũi đầu tiên vaccine phòng COVID-19.

Thanh Hương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm