Dòng phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch

Dòng phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron có khả năng lẩn trốn hệ miễn dịch

Theo trang tin Bloomberg, trong tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học Nam Phi đã phát hiện 2 dòng phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron tại thời điểm số ca mắc COVID-19 tăng đột ngột. Một nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm cho thấy các biến thể này có khả năng tránh được hệ miễn dịch tự nhiên có được sau khi mắc bệnh lẫn "rào chắn" được tạo ra từ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.
"Miễn dịch lai" có hiệu quả chống COVID-19 tốt nhất

"Miễn dịch lai" có hiệu quả chống COVID-19 tốt nhất

Những người có "miễn dịch lai" nhờ được tiêm vaccine đầy đủ và từng mắc COVID-19 có khả năng bảo vệ cao, chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 hiệu quả nhất. Đây là kết luận rút ra từ 2 nghiên cứu mới nhất được công bố ngày 1/4.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN

Vaccine ngừa COVID-19 có thể hoàn toàn suy giảm hiệu quả theo thời gian

Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra 3 yếu tố cần lưu ý: sự xuất hiện của các biến thể mới, việc nới lỏng các quy biện pháp phòng dịch quá sớm và sự suy giảm khả năng miễn dịch có được từ vaccine theo thời gian. WHO ađã nhiều lần chỉ ra rằng ba yếu tố này kết hợp với nhau dẫn tới nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới trên thế giới.
Biến thể BA.2 có thể nguy hiểm hơn với trẻ em

Biến thể BA.2 có thể nguy hiểm hơn với trẻ em

Một nghiên cứu mới về mức độ nghiêm trọng của biến thể BA.2 đối với trẻ em ở Hong Kong (Trung Quốc) cho thấy biến thể này nguy hiểm với trẻ em hơn các biến thể khác hoặc so với virus cúm thông thường và virus parainfluenza gây các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, xét về số liệu tuyệt đối, nghiên cứu trên chỉ thấy một số lượng nhỏ ca tử vong hoặc ca nặng.
 Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Coacalco, Mexico. Ảnh: AFP/ TTXVN

Nghiên cứu chỉ ra cơ thể có miễn dịch trước dòng phụ BA.2 sau khi đã nhiễm dòng chính của biến thể Omicron

Trong khi dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, hay còn gọi là "Omicron tàng hình", tiếp tục lây lan nhanh tại nhiều nước, các nhà khoa học cũng tập trung nghiên cứu nhiều hơn về dòng phụ này và mối liên hệ với dòng chính (đầu tiên) BA.1. Mới đây, chuyên trang khoa học Nature.com dẫn một nghiên cứu cho rằng việc nhiễm biến thể Omicron dòng chính BA.1 sẽ cung cấp miễn dịch trước dòng phụ BA.2.
Biến thể Omicron đã khiến nhiều người bị ốm hơn bất kỳ giai đoạn tương tự nào trên toàn cầu, kể từ đại dịch cúm năm 1918-1919 .Ảnh :dienbientv.vn

"Omicron tàng hình" có thể gây bệnh nặng hơn biến thể gốc

"Omicron tàng hình", cách gọi khác của dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, không chỉ lây lan nhanh hơn mà còn có thể gây bệnh nặng hơn so với biến thể gốc BA.1, thậm chí có thể "né tránh" được các liệu pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ trên động vật của các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo ở Nhật Bản được công bố mới đây.
Biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác ở người nhiễm COVID-19

Biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác ở người nhiễm COVID-19

Chuyên gia về bệnh học của Viện nghiên cứu y tế thuộc Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Masita Arip cho biết người nhiễm biến thể Omicron không gây triệu chứng mất khứu giác như ở người nhiễm biến thể Delta. Bà khẳng định đây là một trong những khác biệt lớn về triệu chứng của người nhiễm biến thể Omicron và Delta.
Nguyên nhân biến thể Omicron lây nhiễm ở trẻ em dễ hơn

Nguyên nhân biến thể Omicron lây nhiễm ở trẻ em dễ hơn

Singapore đang chứng kiến làn sóng dịch do biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 khiến số ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng mạnh. Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm Dale Fisher, biến thể Omciron có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch tự nhiên của trẻ em tốt hơn các biến thể trước.
Cuộc đua phát triển vaccine phổ quát phòng ngừa các đại dịch mới do virus corona

Cuộc đua phát triển vaccine phổ quát phòng ngừa các đại dịch mới do virus corona

Theo phóng viên TTXVN tại London, tờ Financial Times của Anh mới đây có bài viết cho biết trong gần 2 năm qua, các hãng dược phẩm và chính phủ đã đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu điều chế, sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, sự xuất hiện đột ngột của biến thể Omicron đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương của thế giới khi các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay chỉ có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 gốc trong khi các mũi tiêm tăng cường chỉ có thể giảm nguy cơ bệnh diễn biến nghiêm trọng, chứ không phòng chống được biến thể Omicron.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Hawalli, Kuwait ngày 3/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Ít trẻ em nhiễm biến thể Omicron mắc hội chứng hậu COVID-19

Kết quả phân tích, đánh giá các dữ liệu tổng hợp cho thấy đa phần trẻ em nhiễm biến thể Omicron đều không xuất hiện hội chứng hậu COVID-19. Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học Moksva mang tên Gnaihevsky thuộc Cục Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người - Rospotrebnadzor, bà Tatyana Ruzhentsova đã đưa ra tuyên bố này.
Biến thể Omicron có tới 13 đột biến ngược quy luật tiến hóa

Biến thể Omicron có tới 13 đột biến ngược quy luật tiến hóa

Trong một nghiên cứu vừa công bố, một nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện thấy trong số 53 đột biến của biến thể Omicron có 13 đột biến rất hiếm thấy, thậm chí chưa từng xuất hiện ở những virus corona khác. Về mặt lý thuyết, các đột biến này lẽ ra phải gây hại cho Omicron, nhưng khi kết hợp lại cùng nhau, chúng lại tạo ra một số đặc điểm có lợi cho biến thể này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Tel Aviv, Israel ngày 19/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Giới chuyên gia đề xuất cách thức làm tăng độ chính xác của sinh phẩm xét nghiệm nhanh

Trong bối cảnh nhiều nghiên cứu và ý kiến cho thấy việc sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên trong sàng lọc COVID-19 có thể cho kết quả thiếu chính xác hơn đối với biến thể Omicron, các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra vấn đề các sinh phẩm xét nghiệm này gặp phải, cũng như cách thức cải thiện độ chính xác của chúng.