Hoa văn trên sản phẩm dệt thổ cẩm của người Tày Cao Bằng chủ yếu là các loại hoa đào, mận, lê và các loại chim, thú… tạo nên nét riêng biệt độc đáo. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN |
Thổ cẩm giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Tày ở Cao Bằng trước đây. Trong ngày cưới, khi cô dâu về nhà chồng, những vật dụng như chăn, màn, gối, đệm...do cô dâu dệt đều được bày ở gian giữa nhà, trước bàn thờ tổ tiên như một cách để gia đình, họ hàng nhà chồng đánh giá mức độ khéo tay, tính kiên nhẫn, trí thông minh của cô dâu thông qua các sản phẩm thổ cẩm.
Trên tấm thổ cẩm của người Tày thường có 6 màu chủ đạo gồm: Xanh, đỏ, vàng, tím, trắng, đen. Từ các màu chủ đạo đó, người dệt đã pha chế các gam màu đậm, nhạt phù hợp theo ý tưởng cho từng sản phẩm. Họa tiết trên tấm vải thổ cẩm là các loài hoa, chim muông, thú quý...Đây là nét riêng tạo nên bản sắc cho thổ cẩm của người Tày Cao Bằng. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm vẫn được dùng trong đời sống tâm linh như: Những tấm trướng che bàn thờ, một số chi tiết cấu thành tấm áo, mũ, khăn, túi đựng đồ nghề, đệm ngồi của thầy cúng…
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần cù, sáng tạo và khiếu thẩm mỹ. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN |
Tại xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, nơi nghề dệt thủ công truyền thống còn được lưu giữ nhưng số người làm nghề này còn rất ít (khoảng 20 - 30 người). Bà Nông Thị Thược, 55 tuổi, xóm Lũng Nọi, xã Phù Ngọc là một trong rất ít phụ nữ Cao Bằng còn giữ được nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bà biết dệt vải từ khi 13, 14 tuổi, đến nay, sau hơn 30 năm trong nghề, bà đã được phong danh hiệu nghệ nhân.
Các mặt hàng thổ cẩm do nghệ nhân Nông Thị Thược sản xuất được khách nước ngoài ưa thích.Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN |
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần cù, sáng tạo và khiếu thẩm mỹ. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN |
Yêu nghề, nhưng có lúc bà Thược tưởng chừng phải bỏ nghề vì không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, bà đã đi tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, đến nay, bà đã liên kết với các cơ sở bán hàng thổ cẩm và có thị trường tiêu thụ ổn định. Bà Thược còn đứng ra vận động nhiều phụ nữ khác cùng sản xuất và gom hàng giao cho các cơ sở tiêu thụ. Sản phẩm dệt thổ cẩm Cao Bằng đã xuất đi nhiều nơi và cả nước ngoài. Nhiều khách du lịch nước ngoài đến Cao Bằng rất thích mua sản phẩm dệt của địa phương.
Mặc dù có thị trường tiêu thụ ổn định nhưng tốc độ sản xuất sản phẩm rất chậm do không có máy móc hỗ trợ. Ngoài ra, nghề này rất khó làm giàu, đối với người tay nghề cao như bà Thược cũng chỉ có thể kiếm được trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Đây cũng là lý do khiến thế hệ trẻ ít theo nghề này.
Theo ông Lã Hoài Bắc, Chủ tịch UBND xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng: Trước kia, xã có hàng trăm hộ làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng ngày nay số hộ làm nghề này đang giảm. Sở Công thương Cao Bằng cũng đã có dự án hỗ trợ phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng đến nay dự án đã thất bại. Tỉnh đang có chủ trương khôi phục làng nghề, biến làng nghề thành điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để khôi phục và phát triển làng nghề cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của nhà quản lý và hỗ trợ từ các doanh nghiệp.
Theo ông Lã Hoài Bắc, Chủ tịch UBND xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng: Trước kia, xã có hàng trăm hộ làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng ngày nay số hộ làm nghề này đang giảm. Sở Công thương Cao Bằng cũng đã có dự án hỗ trợ phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nhưng đến nay dự án đã thất bại. Tỉnh đang có chủ trương khôi phục làng nghề, biến làng nghề thành điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để khôi phục và phát triển làng nghề cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của nhà quản lý và hỗ trợ từ các doanh nghiệp.
Quốc Đạt
TTXVN