Sáng 10/6, tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch nước Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Trong chương trình thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, chiều 9/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Cửa khẩu Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Lục Khu là vùng núi cao, đặc biệt khó khăn về nước sản xuất, nước sinh hoạt của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Tình trạng khô hạn kéo dài từ cuối năm 2022, nhất là từ tháng 2 đến nay đã khiến cho 7 xã Lục Khu rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây.
Các cấp, ngành và huyện Hà Quảng cần có giải pháp hữu hiệu và lâu dài để khắc phục hạn hán ở vùng Lục khu. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh khi đến kiểm tra, nắm tình hình, chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hạn hán thiếu nước sinh hoạt, sản xuất tại vùng Lục khu, huyện Hà Quảng vào ngày 25/4.
Ngày 30/3, Đồn Biên phòng Cần Yên (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Trồng cây thuốc phiện” theo Điều 247 Bộ luật Hình sự.
Ngày 16/3, Đồn Biên phòng Tổng Cọt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng) cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ đối tượng Trương Thị Hồng (sinh năm 1979, trú tại xóm Lũng Túm, xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng) vì hành vi Vận chuyển trái phép 72 cá thể cầy vòi từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Ngày 18/11, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Thượng Sơn, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Nhiều ngày qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa trên diện rộng, có nơi mưa rất to gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân. Tại huyện Bảo Lạc, mưa lũ đã làm 19 ngôi nhà bị thiệt hại. Vụ sạt lở đất, đá xảy ra ngày 28/5, tại tổ dân phố 5 (thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc) làm 1 người tử vong.
Do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài từ ngày 21-25/5, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có 44 ngôi nhà bị hư hại, nhiều tuyến đường bị sạt lở gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2021), ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với người dân liên khu dân cư các xóm Pác Bó, Nặm Lìn, Nà Lẹng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Từ ngày 11-12/8, tại huyện Hà Quảng, Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Sẻ chia máu đào - Trao niềm hi vọng”.
Đến xóm Cốc Cuổi, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), tận mắt chứng kiến các thầy, cô giáo cầm tay chỉ từng nét chữ cho học viên ở lớp học xóa mù chữ do Hội phụ nữ huyện Hà Quảng tổ chức mới thấy được nhiệt huyết, sự tận tụy với nghề của những người “gieo” chữ ở bản làng vùng cao.
Nhắc đến vùng Lục khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là nhắc đến vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và kinh tế chậm phát triển. Thế nhưng, trên vùng cao nguyên đá, những thầy, cô giáo vẫn đang bám trường, bám lớp để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đất biên cương này.
Ngày 14/11, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư Nặm Nhũng, Rằng Rụng, Lũng Chẩn, Cả Giỏng, xã Lũng Nặm (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
Hà Quảng là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, Hà Quảng hôm nay đang khoác lên mình một diện mạo mới, khang trang hơn.
Những ngày đầu tháng 2/2019, chúng tôi có dịp gặp Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, nghe ông kể về những ngày tháng chiến đấu ác liệt tại trận địa Nà Sác (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
“Cao nguyên đá” Lục Khu, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) không chỉ là miền đất của núi non hùng vĩ mà còn là nơi cư trú của người dân tộc Nùng với những sắc màu văn hóa độc đáo. Trong đó, không thể không kể đến trang phục truyền thống được làm hoàn toàn thủ công từ trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm... vừa thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, vừa là nét duyên thầm của người phụ nữ vùng cao nơi đây.
Vùng cao nguyên đá Lục Khu, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới với những con đường bê tông nhìn xa như dải lụa mềm mại uốn lượn qua những nương ngô xanh trải dài…
Xưa kia, trồng bông, nhuộm chàm, dệt vải thổ cẩm là công việc thường xuyên của phụ nữ dân tộc Tày ở Cao Bằng. Bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của người phụ nữ Tày đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm sắc màu sặc sỡ, hoa văn đẹp. Chính những tấm vải thổ cẩm này tạo nên hồn cốt hoa văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm ở Cao Bằng đang dần mai một trước sự phát triển của dệt may công nghiệp.
Được chọn làm xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện Hà Quảng (Cao Bằng), những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đào Ngạn đã phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, xã đạt 10/19 tiêu chí, phấn đấu hết năm 2017, đạt chuẩn nông thôn mới.