Ẩm thực của người Ê-đê

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.

Anh Y Pôt Niê kiểm tra chất lượng hạt cà phê rang xay. Ảnh: Tuấn Anh

Chàng trai Ê-đê với khát vọng nâng tầm cà phê của buôn làng

Với khát vọng tạo ra các dòng cà phê vừa có chất lượng cao, vừa mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Ê-đê, anh Y Pôt Niê (sinh năm 1988) ở buôn K’la, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển thành công thương hiệu cà phê Ê-đê.

Độc đáo nghi thức “rước rể” của người Ê Đê ở Tây Nguyên

Độc đáo nghi thức “rước rể” của người Ê Đê ở Tây Nguyên

Ngày 18/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức trình diễn nghi thức “rước rể” của người Ê Đê ở buôn Tơ̆ng Jŭ (xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột). Đây là hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2023.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sáng 19/4, Lễ khởi động Dự án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” đã được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức. Đây là Dự án được Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Mùa xuân tìm hiểu lễ cầu mùa của người Ê đê

Mùa xuân tìm hiểu lễ cầu mùa của người Ê đê

Ê đê là một trong 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên. Hòa vào dòng chảy văn hóa đất Việt, người Ê đê đã có nhiều đóng góp, làm phong phú, đa dạng văn hóa vùng miền, trong đó đặc sắc nhất phải kể đến lễ cầu mùa.
Bác sĩ Ksor Y Phân khám cho bệnh nhân tại khoa cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh. Ảnh: Xuân Triệu - TTXVN

Bác sĩ trẻ Ksor Y Phân - tấm gương sáng vì cộng đồng

Không chỉ giỏi chuyên môn, bác sĩ trẻ Ksor Y Phân (người Ê Đê) công tác tại Trung tâm Y tế huyện Sông Hinh (Phú Yên) còn tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, là tấm gương sáng được người dân tin yêu.
Một trong hai đội chiêng của buôn Akô Dhông. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.

Buôn trong lòng phố, gìn giữ văn hóa của người Ê Đê

Trong dòng chảy nhộn nhịp của đô thị, buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) mang dáng dấp riêng với khung cảnh yên bình, thoáng đãng, vừa có nét cổ xưa, vừa có nét hiện đại. Nơi đây còn được ví như “vốn quý về mặt văn hóa” của tỉnh Đắk Lắk khi vẫn lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Ê Đê như: nhà dài, bến nước, cồng chiêng, ẩm thực, thổ cẩm…
Canh chua thịt gà của người Ê đê

Canh chua thịt gà của người Ê đê

Khác với người M’nông hay Mạ thường nấu canh măng chua với cá, người Ê đê lại có món canh chua nấu thịt gà đưa lại hương vị thơm ngon và đậm đà.
Lễ cúng bến nước của người Êđê: Từ ý nghĩa tâm linh đến ý thức bảo vệ sinh thái

Lễ cúng bến nước của người Êđê: Từ ý nghĩa tâm linh đến ý thức bảo vệ sinh thái

Hằng năm vào khoảng cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch mùa màng xong, người Êđê sinh sống trong các buôn lại chuẩn bị lễ vật để cúng bến nước, cầu thần linh ban phước lành cho dân làng, người người làm ăn khá giả, khỏe mạnh, đoàn kết; cầu cho nguồn nước dồi dào, luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch…
Y Hlý Niê Kdăm - Đảng viên người Ê đê tâm huyết với hoạt động cộng đồng

Y Hlý Niê Kdăm - Đảng viên người Ê đê tâm huyết với hoạt động cộng đồng

Nhiều năm nay, đảng viên trẻ người Ê Đê Y Hlý Niê Kdăm, 31 tuổi, Phó Bí thư Đoàn thanh niên xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, đã miệt mài cống hiến sức trẻ cho các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Những việc làm của anh tạo được niềm tin yêu của nhân dân địa phương.
Dân tộc Ê Đê

Dân tộc Ê Đê

Người Ê Đê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Đê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Đê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.
Món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Món canh chua kiến vàng của người Ê đê

Người Ê đê ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút ( Đắk Nông) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.
Gỏi “Djam tang” của người Ê đê huyện Cư Jút

Gỏi “Djam tang” của người Ê đê huyện Cư Jút

Theo tiếng Ê đê, “Djam” nghĩa là canh, “tang” là tên một loại cây mọc ở sông Sêrêpốk, Krông Ana, Krông Nô... Từ lâu, người Ê đê đã biết dùng đọt, lá và hoa của loài cây này nấu với cá sông thành món canh ngon, bổ dưỡng.
Gìn giữ nếp nhà dài truyền thống

Gìn giữ nếp nhà dài truyền thống

Trong “cơn lốc” đô thị hóa, những ngôi nhà xây bê tông kiên cố mọc lên ngày càng nhiều, những ngôi nhà dài của đồng bào Êđê dần vắng bóng ở những buôn làng. Đứng trước thực trạng trên, nhiều người Êđê đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và dựng lại nhà dài truyền thống của dân tộc.
Độc đáo nghi lễ xua đuổi Briêng của người Ê Đê

Độc đáo nghi lễ xua đuổi Briêng của người Ê Đê

Trong cuộc đời của mỗi người Ê Đê, từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ đến lúc lọt lòng, lập gia đình, từ giã cõi đời rồi trở về với thế giới tổ tiên, người ta đều trải qua các nghi lễ. Một trong những nghi lễ độc đáo ấy phải kể đến nghi lễ xua đuổi Briêng trước khi sinh với mong muốn mọi thứ được thuận lợi.
Nồng nàn rượu cần Ban Mê

Nồng nàn rượu cần Ban Mê

Bí quyết để làm ra ché rượu cần ngon chỉ được truyền từ người mẹ cho con gái chứ không truyền cho con trai. Đó cũng là một điểm đặc biệt làm cho rượu cần có dư vị riêng của nó.
Độc đáo lễ cúng bến nước của người Ê Đê ở Đắk Lắk

Độc đáo lễ cúng bến nước của người Ê Đê ở Đắk Lắk

Người Ê Đê quan niệm bến nước cũng có thần linh cư ngụ và cai quản. Do vậy, theo truyền thống, sau khi mùa màng kết thúc, người Ê Đê thường làm lễ cúng bến nước để tạ ơn các thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, đem lại nhiều may mắn cho cộng đồng.
Lễ Mừng sức khỏe của người Ê-đê

Lễ Mừng sức khỏe của người Ê-đê

Mừng sức khỏe là nghi lễ quan trọng của đồng bào Ê-đê, vừa thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ vừa là lời thỉnh cầu thần linh phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, thành đạt.
Độc đáo màn trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê Đê

Độc đáo màn trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, chiều 11/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Trình diễn đúc cồng chiêng của người Ê Đê, một hoạt động văn hóa đặc sắc trong dịp lễ hội.
Chiếc địu trong đời sống đồng bào Êđê

Chiếc địu trong đời sống đồng bào Êđê

Trong đời sống của đồng bào Êđê, cùng với chiếc gùi đung đưa trên lưng các chị, các bà, các mẹ thì chiếc địu cũng là một vật dụng không thể thiếu và gắn bó sâu sắc với người phụ nữ.
Tìm cói cho nghề dệt chiếu của người Êđê

Tìm cói cho nghề dệt chiếu của người Êđê

Giống như người Kinh ở đồng bằng, trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không thể thiếu chiếc chiếu cói truyền thống. Chiếc chiếu mới luôn được trang trọng trải ra khi gia chủ có khách quý.
Con heo trong nghi lễ - lễ hội của đồng bào Ê-đê, M'nông

Con heo trong nghi lễ - lễ hội của đồng bào Ê-đê, M'nông

Trong lễ cúng của người Ê-đê thường cúng một đầu heo (lợn) kèm theo 3 ché rượu. Còn người M’nông Lào ở Buôn Đôn (Đắk Lắk) trước khi đi săn voi rừng, chủ voi thường cúng sức khỏe cho mỗi voi của mình một đầu heo, một ché rượu.
Đa dạng nhạc cụ của người Ê đê

Đa dạng nhạc cụ của người Ê đê

Cũng như các dân tộc thiểu số bản địa khác ở Tây Nguyên, người Ê đê có kho tàng văn hóa dân gian rất phong phú, đa dạng, luôn gắn bó mật thiết trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh qua các lễ hội, tập tục truyền thống. Trong đó, nghệ thuật âm nhạc phát triển rất đặc sắc, độc đáo về nhạc cụ và các hình thức biểu diễn.