Từ bao đời nay, người Dao đỏ luôn gìn giữ, bảo tồn nghề thêu thổ cẩm truyền thống với các hoa văn, cách bài trí cùng gam màu sắc rực rỡ, nổi bật tạo nên bộ trang phục mang nét đặc sắc riêng. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Giữ gìn nghề thêu thổ cẩm của người Dao đỏ Yên Bái

Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo phải kể đến dân tộc Dao.

 Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Gói bánh chưng Tết cùng người Dao đỏ ở Nguyên Bình

Mỗi khi năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, từ khoảng giữa tháng Chạp, người Dao đỏ ở huyện Nguyên Bình (tỉnh Cao Bằng) lại tất bật vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu…

Trang phục của người Dao Đỏ tỉnh Tuyên Quang. Ảnh: Quang Đán - TTXVN

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở các tỉnh như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người vẽ tranh thờ ở Pờ Sì Ngài

Người vẽ tranh thờ ở Pờ Sì Ngài

Ở Pờ Sì Ngài có một điều thật đặc biệt! Nơi đây có một nghệ nhân được xem là người trong số rất ít người ở Lào Cai biết và vẫn giữ được nghề truyền thống của người Dao đỏ - nghề vẽ tranh thờ. Đó là nghệ nhân Chảo Sành Nhàn.
Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Đặc sắc trang phục của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đồng bào Dao Đỏ ở Tuyên Quang đã gìn giữ, sáng tạo và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, trong đó có trang phục truyền thống. Nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao Đỏ, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch đã chứng nhận “Nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao Đỏ các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang” là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tuyên Quang đón nhận Bằng công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Tuyên Quang đón nhận Bằng công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 12/10, tại Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang phối hợp với huyện Na Hang (Tuyên Quang) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Độc đáo Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang

Là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao Đỏ ở Tuyên Quang, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên Lễ hội nhảy lửa dần bị mai một. Để khôi phục lễ hội truyền thống ý nghĩa này, những năm gần đây nhiều địa phương ở Tuyên Quang đã đưa Lễ hội nhảy lửa của người Dao Đỏ vào khuôn khổ Lễ hội Lồng tồng thường được tổ chức dịp đầu năm mới. Lễ hội này được khôi phục đã góp phần tạo nên một ngày hội văn hóa đặc sắc, qua đó tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ ở Điện Biên

Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ ở Điện Biên

Lễ nhảy lửa của người Dao đỏ ở Điện Biên mang truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc rất riêng. Theo truyền thống, lễ nhảy lửa được tổ chức từ ngày 1-5 tháng Giêng (âm lịch) với mong ước mang lại sự ấm áp, mừng vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc, cầu thần linh phù hộ cho an khang, thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật cho dân bản.
Nét văn hóa đậm bản sắc non nước Cao Bằng

Nét văn hóa đậm bản sắc non nước Cao Bằng

Cao Bằng là xứ sở của những cọn nước, các suối nguồn trong vắt và những chàng trai, cô gái tươi tắn trong sắc áo chàm. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc Cao Bằng phần lớn đều được làm bằng thổ cẩm. Vì vậy, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Cao Bằng.
Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.
Đặc sắc điệu múa bắt ba ba của người Dao Đỏ

Đặc sắc điệu múa bắt ba ba của người Dao Đỏ

Những điệu múa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng được hình thành từ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đồng thời, mô phỏng các động tác lao động và sinh hoạt của con người dân tộc đó. Múa bắt ba ba (Piáo tộ) của người Dao Đỏ là một trong những điệu múa độc đáo, đặc sắc bởi không giống với bất kỳ điệu múa của một dân tộc nào khác và trở thành niềm tự hào được giữ gìn trong đời sống tinh thần của người Dao Đỏ ở Cao Bằng từ bao đời nay.
Tết thanh minh của người Dao đỏ

Tết thanh minh của người Dao đỏ

Từ xa xưa, Tết thanh minh (lễ tảo mộ) đã là ngày quan trọng trong đời sống đồng bào Dao đỏ ở Yên Bái. Đây không chỉ là dịp dể con cháu báo hiếu công ơn sinh thành, mà còn để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tục cúng hồn lúa ở Hoàng Su Phì

Tục cúng hồn lúa ở Hoàng Su Phì

Theo quan niệm của người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) thì cây lúa cũng có hồn. Vì vậy, hàng năm, muốn mùa màng bội thu, người Dao Đỏ phải tổ chức cúng tế, gọi hồn cây lúa, lá lúa và hạt lúa để chúng cùng rủ nhau về với gia chủ, làm nên một mùa vàng tươi tốt. Mâm cỗ cúng hồn lúa gồm: cá chép, xôi, bông lúa mới, rau xanh các loại, nhộng ong, cua suối...
Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ Khai Trung (Lục Yên - Yên Bái)

Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ Khai Trung (Lục Yên - Yên Bái)

Mỗi dân tộc trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng thể hiện nếp sống, phong tục tập quán. Đối với người Dao đỏ xã Khai Trung (Lục Yên) thì lễ Cầu mùa là một trong những nghi lễ quan trọng nhất được tổ chức vào dịp tháng Giêng và Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Lễ mừng thọ của người Dao đỏ

Lễ mừng thọ của người Dao đỏ

Theo quan niệm của người dân tộc Dao đỏ, khi con người từ 49 tuổi trở lên thì hay đau ốm, hồn vía bị vơi đi, cầu mệnh dần bị mục, do đó con cháu thường làm lễ mừng thọ cho họ, xin Ngọc Hoàng cho vơi bớt vận hạn, được sống lâu, mạnh khỏe. Lễ mừng thọ thường được tổ chức vào ngày sinh nhật của người được mừng thọ.