Với tinh thần học tập và làm theo Bác trong mọi hoàn cảnh, dù đã nghỉ hưu nhưng cô giáo Hoàng Thị Vỵ (người dân tộc Cao Lan ở thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) vẫn tiếp tục sự nghiệp giáo dục theo cách của riêng mình - dạy chữ và hỗ trợ chăm sóc trẻ bị khuyết tật. Cô vinh dự là một trong những tấm gương tiêu biểu sẽ được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, giai đoạn 2021 - 2023.
Nằm trên trục Quốc lộ 17 thuộc địa phận xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, cách trung tâm thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) khoảng 45 km, điểm du lịch cộng đồng bản Ven là một không gian sinh thái gần gũi với thiên nhiên, điểm đến tìm hiểu văn hóa truyền thống đặc sắc của người Cao Lan bản địa…
Nghệ nhân nhân dân Sầm Văn Dừn (Sầm Dừn), người Cao Lan, sinh năm 1946, ở thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), là một đảng viên, người có uy tín, tiếng nói trong cộng đồng dân cư. Ở tuổi 76, ông Dừn vẫn miệt mài nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn giá trị bản sắc của dân tộc mình, nhằm đưa tinh hoa văn hóa của người Cao Lan vào đời sống xã hội.
Giống như khèn của dân tộc Mông, đàn tính của dân tộc Tày, trống sành là nhạc cụ tiêu biểu của đồng bào dân tộc Cao Lan. Tuy nhiên, hiện nay số lượng trống sành cổ còn lưu lại không nhiều, chủ yếu thuộc về các thầy cúng.
Đối với người Cao Lan, giấy dó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Giấy dó không chỉ để ghi lại các văn tự cổ của các dòng họ, các bài hát, bài cúng, mà còn là “vật” để “giao tiếp” giữa tổ tiên với con cháu của đồng bào Cao Lan. Vì thế, nghề làm giấy dó cũng gắn bó với đồng bào và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để gìn giữ và phát triển.
Về thôn Khe Lò, xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nhắc đến ông Nịnh Văn Chau (sinh năm 1953) thì ai cũng biết. Ông luôn được mọi người trong và ngoài thôn yêu mến và trân trọng. Hơn 30 năm qua, ông Chau miệt mài với việc vừa sưu tầm, vừa bảo tồn các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Ông tâm niệm, sẽ gìn giữ những giá trị của cha ông đến khi nào không còn hơi thở trên thế gian.
Làng Cây Lai xã Tây Cốc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) có tới gần 70% đồng bào người Cao Lan (một nhánh của dân tộc Sán Chay) sinh sống. Đời sống của người Cao Lan ở đây chủ yếu làm vườn, ruộng để phát triển kinh tế.
Người Cao Lan - Sán Chỉ là cư dân có ngôn ngữ Tày- Thái, dùng chữ Hán, biết phương ngữ Quảng Đông (tiếng Quan Hỏa). Theo nhiều tài liệu ghi chép cổ, cho thấy rằng đợt di cư lớn của họ vào miền trung du Bắc Bộ (Việt Nam) đã cách đây khoảng 400 năm.
Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.
Với đồng bào Cao Lan ở làng Ngọc Tân, xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), già làng Sầm Xuân Sinh chính là một “Cây đại thụ”, người có uy tín, luôn giải quyết tốt các vấn đề từ lớn đến nhỏ trong làng.
Khi lúa bắt đầu chín vàng trên những thửa ruộng cũng là lúc người Cao Lan ở Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) chuẩn bị cúng cơm mới. Đây cũng là dịp các gia đình tạ ơn tổ tiên, đất trời đã phù hộ cho một mùa bội thu.