Đại dịch COVID-19 bùng phát trên khắp thế giới do sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Bất chấp việc tiêm chủng vaccine được triển khai trên khắp thế giới, sự xuất hiện của các biến thể mới của virus này đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng số ca mắc, đồng thời làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong.
Nhận thức được nhu cầu cấp thiết của việc quản lý bệnh nhân ngoại trú, đặc biệt là sau khi ra viện, các nhà khoa học đã tiến hành chương trình giám sát thí điểm từ xa. Dữ liệu thu thập được từ chương trình này đã được công bố trong một nghiên cứu gần đây và hiện đang được xem xét đưa vào báo cáo BMC One Health Outlook.
Tham gia nghiên cứu này là các bệnh nhân COVID-19 đã được xuất viện từ Bệnh viện Barlicki Memorial ở Lodz (Ba Lan) và các bệnh nhân hoàn thành chuyến thăm khám ngoại trú đầu tiên 6 tuần sau khi xuất viện từ một trung tâm khác.
Những người tham gia nghiên cứu được tuyển từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021 và được cung cấp thiết bị để ghi lại nhịp tim và độ bão hòa Oxy trong máu (SpO2) hằng hàng cùng với một máy tính bảng để truyền dữ liệu từ xa. Các nhà nghiên cứu cũng thu được các báo cáo hàng ngày về các triệu chứng ho, khó thở và mệt mỏi từ những người tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình người tham gia nghiên cứu là 55.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 30 bệnh nhân trong tối đa 45 ngày và tối thiểu là 2 tuần sau khi đạt mức bão hòa oxy trong máu bình thường. Các nhà nghiên cứu đã chia các nhóm phù hợp theo tình trạng lâm sàng cải thiện của các bệnh nhân. Ví dụ, những bệnh nhân có sự cải thiện hơn 10% về Dung tích sống gắng sức (FVC) hoặc phổi tăng mức đào thải carbon monoxide hơn 15% - ngưỡng xác định bệnh nhân có cải thiện về lâm sáng.
Nhóm thiếu sự cải thiện là những bệnh nhân có chỉ số SpO2 thấp hơn 94%. Nhóm không cải thiện có SpO2 thấp hơn 94% và không có tiến triển tích cực nào về chỉ số này trong suốt 22 ngày. Kết quả xét nghiệm chức năng phổi của nhóm bệnh nhân này cũng không có sự cải thiện đáng kể sau khi xuất hiện 2 đến 3 tháng. Quan trọng là các nhà nghiên cứu cho biết thiếu dữ liệu hướng dẫn sử dụng máy đo oxy hoặc hơn, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc thiếu dữ liệu để hướng dẫn sử dụng phương pháp đo oxy xung tại nhà hoặc xác nhận thông tin chỉ số theo dõi này trong quá trình tiến triển của bệnh.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những bệnh nhân bỏ lỡ hai hoặc nhiều phép đo trong thời gian theo dõi, có xu hướng được phân vào nhóm có cải thiện về lâm sàng. Các phép đo về nhịp tim hằng ngày không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu. Ở nhóm nghiên cứu cải thiện lâm sàng, chỉ có một bệnh nhân quay lại bệnh viện vì tiêu chảy - hậu quả sau nhập viện và sử dụng kháng sinh. Giữa cả hai nhóm, dữ liệu về số bệnh nhân khó thở và ho nhiều không được thống kê cụ thể. Các phát hiện từ nghiên cứu hiện tại chứng minh rằng việc khám chữa bệnh từ xa đã giúp quản lý bệnh nhân COVID-19 một cách có kiểm soát.
Một trong những hạn chế của nghiên cứu này là thiếu tính ngẫu nhiên; tuy nhiên, điểm mạnh chính của nghiên cứu này là thời gian quan sát lâu hơn và tính toán mối tương quan giữa các xét nghiệm chức năng phổi của bệnh nhân và kết quả đo oxy trong máu. Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng theo dõi từ xa độ bão hòa oxy trong máy ngay tại nhà của các bệnh nhân có thể giúp dự đoán tiến triển của bệnh.
Lan Phương