Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian đã phát triển hơn 100 năm tại Nam Bộ, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhạc cụ sử dụng trong diễn tấu Đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu có cách tân thay thế bằng cây guitar phím lõm, chơi theo nhóm, câu lạc bộ với hình thức song tấu, tam tấu.
 |
Biểu diễn Đờn ca tài tử phục vụ du khách tại Khu du lịch Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu (Bạc Liêu) |
Đội hình biểu diễn thường có: thầy Đờn - người có kỹ thuật đàn giỏi, thông thạo những bài cổ; thầy Tuồng - người nắm giữ tri thức và kinh nghiệm, sáng tạo những bài bản mới; thầy Ca - người thông thạo bài cổ, có kỹ thuật ca điêu luyện; Danh cầm - người chơi nhạc cụ và Danh ca - người thể hiện. Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở các tỉnh, thành phố phía Nam như: Bạc Liêu, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh...
Người Nam Bộ coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, sinh nhật, họp mặt…