Chiều 13/2 (18 tháng Giêng), tại Di tích lịch sử - văn hóa Đình Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An phối hợp UBND huyện Cần Đước khai mạc Giao lưu Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Long An mở rộng lần thứ 29 năm 2025.Tham gia chương trình có 7 Ban Đờn ca tài tử đến từ các tỉnh, thành phố, với hơn 100 nghệ nhân, tài tử đờn, tài tử ca. Chương trình diễn ra trong 2 ngày 13 và 14/2. Trong đó, các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Long An, Bến Tre, Bình Dương và Trung tâm Văn hóa Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn trong ngày 13/2. Các Ban Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang biểu diễn ngày 14/2.
Chiều 14/12, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Đờn ca tài tử 3 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng - Cà Mau lần thứ XVII mở rộng năm 2023.
Tối 8/12, tại Công viên 23/9 (Quận 1), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày UNESCO chính thức vinh danh loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử vùng Nam bộ của Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (5/12/2013 - 5/12/2023).
Tối 5/12, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm UNESCO vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; công bố, giới thiệu các sáng tác ca khúc mới về Bạc Liêu; trao giải Cuộc thi sáng tác chập cải lương, lời mới bản Đờn ca tài tử và vọng cổ về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới năm 2023.
Tối 4/12, Lễ bế mạc Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Trích đoạn cải lương và Liên hoan Đờn ca tài tử lứa tuổi thiếu nhi tỉnh Vĩnh Long năm 2023 diễn ra tại Quảng trường thành phố Vĩnh Long.
Kiên Giang hiện có hơn 150 câu lạc bộ và nhóm Đờn ca tài tử với trên 1.800 người tham gia sinh hoạt tại 15 huyện, thành phố trong tỉnh. Dù gặp không ít khó khăn, song với đam mê ca hát, phong trào Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi nổi, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử là tài sản vô giá của 21 tỉnh, thành phố phía Nam, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đờn ca tài tử không chỉ có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ mà còn góp phần quan trọng làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Tại Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ, việc gìn giữ, lưu truyền, phát huy di sản này đang được các nghệ nhân chung tay góp sức.
Đờn ca tài tử Nam bộ, múa trống Chhay dăm, múa Khmer… là những Di sản Văn hóa dân gian không chỉ mang bản sắc rất riêng biệt của Tây Ninh mà còn có nhiều tiềm năng để lan tỏa, kích hoạt cho ngành Du lịch của tỉnh bứt phá, phát triển.
Từ ngày 17-21/9, Chương trình giao lưu Đờn ca tài tử đã quy tụ 18 Ban Đờn ca tài tử đến từ tỉnh Bạc Liêu, Quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Long An và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Long An năm 2022, với chủ đề “Giai điệu đất phương Nam”.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng, phát triển ở nhiều tỉnh, thành khu vực Nam Bộ dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế là nơi giao thoa, hội tụ và lan tỏa văn hóa, đồng thời là địa phương thu hút khách du lịch quốc tế nhiều nhất cả nước. Tuy nhiên, việc khai thác, phát huy giá trị của đờn ca tài tử tại đây vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.
Bạc Liêu đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật cải lương, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển Nhà hát Cao Văn Lầu (Nhà hát Ba nón lá) trong thời gian tới, tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, của cả hệ thống chính trị về nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp; từng bước xây dựng trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tối 30/1, tại khu vực sảnh trước Nhà hát Thành phố (Quận 1), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Nhạc hội Đờn ca tài tử Nam Bộ với chủ đề “Báu vật đất phương Nam”.
Ngày 16/12, Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ ba tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau lần XV năm 2020 đã diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh Sóc Trăng, sau hai ngày thi diễn. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba tỉnh Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau phối hợp tổ chức.
Qua hơn một thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, Đờn ca tài tử đã và đang khẳng định vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Nổi bật trong dòng chảy văn hóa vùng đất phía Nam, loại hình nghệ thuật này đang đứng trước nhiều thách thức, cần phải được nhìn nhận lại một cách thấu đáo để không bị mai một theo thời gian.
Ngày 20/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình khai mạc giới thiệu Không gian văn hóa Đờn ca tài tử - di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại và "Ẩm thực dân gian Nam Bộ - Hương vị miền Tây”.
Phong trào Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại duy nhất của Nam Bộ.
Phong trào Đờn ca tài tử trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại duy nhất của Nam Bộ.
Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 31/7, Hội thi Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Long An năm 2020 đã chính thức khép lại. Ban Tổ chức đã trao nhiều giải thưởng ở các hạng mục khác nhau gồm 10 giải về chương trình, 42 giải tiết mục, 6 giải độc tấu nhạc cụ, 9 giải ca bài bản, 12 giải ca vọng cổ nhịp 16 và ca vọng cổ nhịp 32.
Ngày 31/12, Điểm tham du lịch vườn thanh long Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã chính thức đi vào hoạt động, phục vụ khách tham quan, trải nghiệm. Đây là mô hình du lịch cộng đồng gắn với sản xuất thanh long đầu tiên của Bình Thuận do Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Hàm Mỹ triển khai thực hiện.
Tiếp nối thành công từ các kỳ Liên hoan Đờn ca tài tử và Liên hoan Dân ca Nam bộ được định kỳ tổ chức hàng năm, tối 21/11, tại Cần Thơ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử - Dân ca Nam bộ thành phố Cần Thơ năm 2019.
Nằm trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu 2019, chiều 19/11, tại Khu lưu niệm Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhà báo và Công luận tổ chức buổi Tọa đàm "Bản Dạ cổ hoài lang - góc nhìn người làm báo". Dự tọa đàm có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Lâm Thị Sang; ông Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; các nhà báo đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.
Trong những năm qua Bạc Liêu luôn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử. Tuy nhiên, trước yêu cầu mới, Đờn ca tài tử Bạc Liêu cần có những giải pháp trọng tâm để vừa phát triển nhưng vẫn giữ được cái chất, cái hồn của bộ môn nghệ thuật vừa dân gian, vừa bác học cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.
Sáng 21/3, tại Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2018-2020”, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương đã thông qua tổng kinh phí hơn 9,7 tỷ đồng để bảo tồn, phát huy giá trị loại hình nghệ thuật này.
“Bên nước mặn biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi” là lời giới thiệu về mảnh đất Bạc Liêu trù phú. Không chỉ nổi tiếng bởi những điệu vọng cổ, giai thoại về bác Ba Phi hay công tử Bạc Liêu một thời, mảnh đấy này còn mặn mòi vị muối, thắm đượm tình người.
Tỉnh Đoàn Bạc Liêu triển khai nhiều chương trình nhằm phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 – 2022.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang xác định du lịch là ngành kinh tế động lực, mũi nhọn tạo sức bật cho nhiều ngành nghề khác cùng phát triển. Trong đó, du lịch sinh thái cộng đồng đầm Đông Hồ với nhiều tiềm năng, lợi thế vượt trội đang được thị xã đầu tư phát triển trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Tối 15/12, tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng diễn ra bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ “Sóc Trăng – Tình người phương Nam” 3 tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau lần thứ XII và Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ 9 năm 2017. Liên hoan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau phối hợp tổ chức.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Lễ giỗ lần thứ 88 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối ngày 14/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức bế mạc và trao giải Liên hoan không gian Đờn ca Tài tử tỉnh Đồng Tháp năm 2017.
Tối 11/12, tại thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng), Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ “Sóc Trăng – Tình người phương Nam” 3 tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau lần thứ XII và Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ 9 năm 2017 đã chính thức khai mạc. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau phối hợp tổ chức.