Nghề làm nồi đất ở ấp Đầu Voi

Nghề làm nồi đất ở ấp Đầu Voi
Công đoạn làm bóng sản phẩm
Công đoạn làm bóng sản phẩm


Nghề làm nồi đất là cách gọi chung để chỉ  nghề làm các dụng cụ nhà bếp dùng trong sinh  hoạt như cà ràng (bếp lò có 3 chân), nồi, chảo...  Nguyên liệu là loại đất sét có tính kết dính cao,  dễ đánh bóng và chịu được nhiệt độ cao. Để hoàn  thành  một  sản  phẩm,  người  thợ  phải  thực  hiện  nhiều công đoạn, từ nhào trộn đất, tạo hình, làm  bóng,  vẽ  hoa  văn…  Sau  một  tuần  phơi  khô,  các  sản phẩm được đưa vào nung, còn gọi là “đốt nồi”.

Công đoạn tạo hình sản phẩm
Công đoạn tạo hình sản phẩm


Người thợ xếp sản phẩm trên mặt đất, chèn rơm, hoặc cỏ khô, phía trên có một lớp củi tràm. Sản  phẩm “nặng lửa” được đặt ở trung tâm, loại “nhẹ  lửa” sắp xếp ở chung quanh để sản phẩm không bị  ''sống" hoặc "chín" quá. Người ta thường “đốt nồi”  vào ban đêm để tiện theo dõi lửa. 
 

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, những chiếc bếp đất được đặt trong một lớp vỏ kim loại cho thêm phần chắc chắn
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, những chiếc bếp đất được đặt trong một lớp vỏ kim loại cho thêm phần chắc chắn

Nghề làm nồi đất ở ấp Đầu Voi không chỉ nâng  cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo  tồn một trong những giá trị truyền thống mang dấu  ấn văn hóa vùng ở huyện Hòn Đất.

Sản phẩm được phơi khô trước khi đưa vào nung
Sản phẩm được phơi khô trước khi đưa vào nung 
Sản phẩm được vận chuyển đi tiêu thụ
Sản phẩm được vận chuyển đi tiêu thụ

Có thể bạn quan tâm