Từ giữa tháng 6/2019, hầu hết các địa phương đã được bổ sung thêm nhân lực tham gia chống dịch, bao gồm cả lực lượng thú y chuyên trách và cán bộ của các ngành, đoàn thể ở cơ sở. Đối với những địa phương vùng biên giới và tuyến biển còn có sự tham gia của cán bộ biên phòng trong việc tuyên truyền phòng chống dịch đến người dân và tham gia cùng các lực lượng khác trực ở các chốt kiểm dịch.
Tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các ngành liên quan đi kiểm tra phòng chống dịch không được báo trước cho cơ sở, để xem tính tự giác, chủ động của các xã, xóm và các ngành ở cơ sở khi triển khai phòng chống dịch. Với chủ trương này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý cũng đã trực tiếp cùng các ngành liên quan đi kiểm tra phòng chống dịch tại các địa phương mà không báo trước cho cơ sở địa điểm kiểm tra, lộ trình đi.
Tại Nghệ An, dịch tả lợn châu Phi vẫn đang phát triển mạnh, chỉ tính từ ngày 13/3 đến 24/6, dịch tả lợn đã xảy ra ở 1.365 hộ thuộc 121 xã của 18 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tiêu hủy 5.293 con lợn, với tổng trọng lượng trên 231.657 kg.
Tuy nhiên, việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi đang gặp nhiều khó khăn do địa phương có đàn lợn lớn; phương thức nuôi lạc hậu, chủ yếu nuôi nhỏ lẻ trong các gia đình. Mặt khác, tại địa phương nắng nóng kéo dài, trong khi lực lượng, phương tiện của ngành thú y và chính quyền hạn chế.
Mới đây qua kiểm tra thực tế, việc phòng chống dịch tại nhiều cơ sở còn phát sinh những bất cập và khó khăn, thậm chí có địa phương còn buông lỏng, chưa chú ý nhiều đến phòng chống dịch; một số chốt chặn chưa đảm bảo, chưa đạt quy chuẩn theo hướng dẫn của ngành thú y.
Tại một số địa phương miền núi có tình trạng người dân giết mổ lợn bệnh, rửa thịt ngay tại khe, suối nên dịch lây lan theo nguồn nước. Tại một số xã ở huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, truyền thông đến người dân về phòng chống dịch chưa đầy đủ. Ở huyện Yên Thành vẫn còn có những hộ chăn nuôi có tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch.
Tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu lãnh đạo các địa phương và các ngành liên quan đi kiểm tra phòng chống dịch không được báo trước cho cơ sở, để xem tính tự giác, chủ động của các xã, xóm và các ngành ở cơ sở khi triển khai phòng chống dịch. Với chủ trương này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý cũng đã trực tiếp cùng các ngành liên quan đi kiểm tra phòng chống dịch tại các địa phương mà không báo trước cho cơ sở địa điểm kiểm tra, lộ trình đi.
Tại Nghệ An, dịch tả lợn châu Phi vẫn đang phát triển mạnh, chỉ tính từ ngày 13/3 đến 24/6, dịch tả lợn đã xảy ra ở 1.365 hộ thuộc 121 xã của 18 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã tiêu hủy 5.293 con lợn, với tổng trọng lượng trên 231.657 kg.
Tuy nhiên, việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi đang gặp nhiều khó khăn do địa phương có đàn lợn lớn; phương thức nuôi lạc hậu, chủ yếu nuôi nhỏ lẻ trong các gia đình. Mặt khác, tại địa phương nắng nóng kéo dài, trong khi lực lượng, phương tiện của ngành thú y và chính quyền hạn chế.
Mới đây qua kiểm tra thực tế, việc phòng chống dịch tại nhiều cơ sở còn phát sinh những bất cập và khó khăn, thậm chí có địa phương còn buông lỏng, chưa chú ý nhiều đến phòng chống dịch; một số chốt chặn chưa đảm bảo, chưa đạt quy chuẩn theo hướng dẫn của ngành thú y.
Tại một số địa phương miền núi có tình trạng người dân giết mổ lợn bệnh, rửa thịt ngay tại khe, suối nên dịch lây lan theo nguồn nước. Tại một số xã ở huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, truyền thông đến người dân về phòng chống dịch chưa đầy đủ. Ở huyện Yên Thành vẫn còn có những hộ chăn nuôi có tâm lý chủ quan trong phòng chống dịch.
Nguyễn Văn Nhật