Ngày Dân số Việt Nam (26/12): Chuẩn bị hành trang để đón thế hệ vàng

Nhân Ngày Dân số Việt Nam (26/12), ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) đã dành thời gian trao đổi với phóng viên TTXVN về những thách thức phải đối mặt trong công tác dân số hiện nay, cũng như việc triển khai các chính sách, chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam.

lethanhdung.png
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế). Ảnh:vietnamplus.vn

* Thưa Cục trưởng, công tác dân số ở nước ta đã chuyển trọng tâm từ “Dân số - Kế hoạch hóa gia đình” sang “Dân số phát triển”. Theo ông, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ gì trong công tác dân số, và đâu là những thách thức chúng ta phải đối mặt trong thời gian tới?

- Có thể nói, công tác dân số Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Tỷ lệ gia tăng dân số giảm từ 3,93% (năm 1960) xuống 0,85% (2023), đạt quy mô dân số 100,3 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 8 châu Á, thứ 15 thế giới. Thành tựu này giúp chuyển dịch cơ cấu dân số tích cực, bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007, đồng thời phân bố dân cư hợp lý hơn, gắn với đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Việt Nam đối mặt với thách thức mới: mức sinh chưa bền vững và xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Xu hướng này tập trung tại các đô thị và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi kinh tế phát triển hoặc đô thị hóa cao. Ngược lại, mức sinh còn cao tại các khu vực kinh tế - xã hội khó khăn như Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

potal-ngay-dan-so-viet-nam-2612-nang-cao-chat-luong-dan-so-de-dat-nuoc-phon-vinh-gia-dinh-hanh-phuc-7772704.jpg
Cô đỡ thôn bản tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN

Năm 2023, mức sinh khu vực nông thôn giảm xuống 2,07 con/phụ nữ, dưới mức thay thế lần đầu tiên, trong khi mức sinh thành thị dao động 1,7-1,8 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ có mức sinh thấp nhất cả nước (1,47 con/phụ nữ), còn Đồng bằng sông Cửu Long thấp thứ hai (1,54 con/phụ nữ). Phụ nữ 15-49 tuổi ở nhóm có mức sống rất nghèo sinh con nhiều hơn (2,40 con/phụ nữ), trong khi phụ nữ từ 15-49 tuổi có trình độ học vấn dưới Tiểu học cao nhất với 2,35 con/phụ nữ và thấp nhất là của nhóm bà mẹ có trình độ trên bậc Trung học phổ thông với 1,98 con/phụ nữ.

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng nhanh, từ 24,1 tuổi (năm 1999) lên 27,2 tuổi (năm 2023), với nam là 29,3 tuổi và nữ là 25,1 tuổi. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên có tuổi kết hôn trung bình trên 30 tuổi. Phụ nữ thành thị kết hôn muộn và sinh ít con hơn nông thôn.

Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi cao nhất tại thành thị là nhóm 25-29 tuổi (130/1.000 phụ nữ), thấp hơn nhiều so với nông thôn, nơi nhóm 20-24 tuổi có tỷ suất sinh 147 trẻ/1.000 phụ nữ. Sự chênh lệch này phản ánh sự khác biệt trong mô hình sinh đẻ giữa thành thị và nông thôn.

Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về dân số nhưng cần giải quyết những thách thức từ mức sinh giảm, chênh lệch vùng miền và xu hướng kết hôn muộn để đảm bảo phát triển bền vững.

* Nguyên nhân và hệ lụy của mức sinh thấp là gì, thưa ông?

- Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và thực tế tại Việt Nam, có thể chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng mức sinh xuống thấp hiện nay. Đầu tiên có thể kể đến là điều kiện sống được cải thiện, học vấn, nhu cầu phát triển sự nghiệp, thu nhập và chất lượng cuộc sống tăng khiến việc kết hôn, sinh con bị trì hoãn hoặc giảm. Với sức ép kinh tế như chi phí sinh hoạt, nhà ở, nuôi dưỡng và giáo dục con cái cao khiến các gia đình trẻ cân nhắc sinh con ít hoặc không sinh. Ngoài ra, việc hỗ trợ chính sách chưa đầy đủ, môi trường và các chính sách hỗ trợ gia đình có con nhỏ còn hạn chế. Tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh, đặc biệt là vô sinh thứ phát có xu hướng gia tăng cũng tác động đến việc không thể sinh con. Với tình hình hiện tại, nhiều chính sách đã ban hành trong thời gian qua không còn phù hợp trong tình hình mức sinh hiện nay.

Mức sinh thấp để lại khá nhiều hệ lụy. Có thể kể đến đầu tiên là thiếu hụt lao động, dân số trong độ tuổi lao động giảm, gây suy giảm kinh tế. Tiếp theo là già hóa dân số nhanh. Tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh thấp làm tăng tỷ trọng người già, gây mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, nguy cơ mất khả năng chi trả. Có thể kể đến hệ lụy tiếp là sự suy giảm quy mô dân số. Mức sinh thấp kéo dài dẫn tới giảm tự nhiên dân số, lãng phí hạ tầng xã hội như nhà ở, trường học, cơ sở y tế.

Mức sinh thấp còn làm gia tăng di cư, lao động thiếu hụt thúc đẩy nhập cư, kéo theo các vấn đề về an sinh xã hội, trật tự và quốc phòng. Mức sinh thấp, già hóa dân số tác động xã hội, phát sinh vấn đề về dịch vụ người già, sự khác biệt văn hóa, sắc tộc, tôn giáo, cạnh tranh việc làm, gây ảnh hưởng đến ổn định xã hội.

Phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân được hỗ trợ kiến thức chăm sóc bữa ăn cho trẻ đúng cách do tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International), Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC phối hợp tổ chức. Ảnh: Thanh Thuỷ-TTXVN

Phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân được hỗ trợ kiến thức chăm sóc bữa ăn cho trẻ đúng cách do tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International), Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC phối hợp tổ chức. Ảnh: Thanh Thuỷ-TTXVN

* Ông có thể cho biết việc triển khai các chính sách và chương trình hành động nhằm điều chỉnh mức sinh ở Việt Nam đang diễn ra như thế nào?

- Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 (Chương trình 588) với mục tiêu “Duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước”, trong đó, có nhiệm vụ, giải pháp “Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con”.

Để triển khai chương trình 588, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 5/6/2020 và ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BYT ngày 25/01/2021 hướng dẫn một số nội dung để địa phương ban hành chính sách khen thưởng, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trong đó có việc hỗ trợ các gia đình sinh đủ 2 con trước 35 tuổi.

Tại các địa phương, thực hiện Quyết định 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, trên cơ sở thực trạng và xu hướng mức sinh của địa phương, các tỉnh, thành phố cũng đã ban hành theo thẩm quyền Chương trình, Kế hoạch... để thực hiện với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Một số tỉnh, thành phố vùng mức sinh thấp và mức sinh thay thế cũng đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích sinh đủ hai con đối tập thể, cá nhân như: hỗ trợ tiền hoặc hiện vật; hỗ trợ các chi phí y tế 1 lần (sinh con) đối với phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi; hỗ trợ giảm học phí từ bậc học mầm non đến bậc trung học phổ thông thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; khen thưởng tiền cho các xã, phường, thị trấn đạt và vượt tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 2 con. Một số tỉnh, thành phố đã triển khai, mở rộng các mô hình "nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi và sinh đủ 2 con trước 35 tuổi”, “xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ 2 con” …, điển hình như: Cần Thơ, Hậu Giang.

potal-ngay-dan-so-viet-nam-2612-nang-cao-chat-luong-dan-so-de-dat-nuoc-phon-vinh-gia-dinh-hanh-phuc-7772697.jpg
Trẻ mầm non cùng phụ huynh hào hứng tham gia vòng thi khởi động "Super Tots 2024", cuộc thi song ngữ Anh - Việt (2024). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

* Trong bối cảnh các chính sách dân số cần thay đổi để thích ứng với thực tế mới, Cục Dân số có tầm nhìn chiến lược dài hạn như thế nào? Đâu là những điều chỉnh quan trọng nhất để đảm bảo sự phát triển cân đối về dân số và chất lượng cuộc sống của người dân, thưa ông?

- Bộ Y tế đang trình Chính phủ hồ sơ xây dựng Luật Dân số, dự kiến trình Quốc hội trong năm 2025.

Một trong những chính sách cơ bản của Luật Dân số là “Duy trì mức sinh thay thế” với mục tiêu chính sách bao gồm: duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con) trong phạm vi cả nước, nhằm ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ XXI; khắc phục tình trạng chênh lệch đáng kể mức sinh giữa các vùng, đối tượng; quy định quyền, nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con; bảo đảm thực hiện quyền con người trong thực hiện chính sách dân số.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số trình Quốc hội; xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 bảo đảm vững chắc mức sinh thay thế của quốc gia, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ năm 2025.

Nhân ngày Dân số Việt Nam (26/12) tôi muốn gửi đến các bạn trẻ thông điệp: hãy khám sức khỏe trước kết hôn để chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng và sinh đủ 2 con cha mẹ thông thái con cái được nhờ!

* Trân trọng cảm ơn ông!

Hạnh Quyên (thực hiện)

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Thời tiết ngày 19/1/2025: Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh cực mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp đón một đợt không khí lạnh cực mạnh, dự kiến ảnh hưởng từ ngày 21/1, khiến nhiệt độ giảm sâu và rét đậm trên diện rộng. Nhiều khu vực vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và sương muối, tạo nên những khung cảnh đặc trưng của mùa đông khắc nghiệt.

Bà Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước tặng quà Tết cho hộ nghèo. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Ấm áp Tết nhân ái tại vùng sâu Bình Phước

Ngày 18/1, hàng ngàn người dân huyện Phú Riềng (Bình Phước) phấn khởi đón Tết sớm trong Chương trình “Tết Nhân ái-Gắn kết cộng đồng” Xuân Ất Tỵ năm 2025 tại xã Long Hà.

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Khánh Hòa ra quân khai thác hải sản đầu năm

Ngày 18/1, tại Cảng cá Hòn Rớ, thành phố Nha Trang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Lễ ra quân khai thác hải sản năm 2025; trong đó, có nhiều tàu ra khơi đánh bắt hải sản xuyên Tết Ất Tỵ.

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Làng nghề truyền thống Vĩnh Phúc hối hả vào vụ Tết

Sớm nắm bắt nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, góp phần tăng thu nhập và để sản phẩm làng nghề ngày càng vươn xa.

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Xóa nhà tạm: Đón Tết trong những ngôi nhà mới ở vùng lũ quét

Những trận mưa như trút nước kéo dài hàng chục ngày vào cuối năm 2023, khiến ngôi nhà vốn không mấy chắc chắn của gia đình bà Hồ Thị Bàng ở thôn 2, xã Trà Tập, huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam) không thể trụ vững. Thêm vào đó, nhà bà Bàng nằm ở triền núi cao, nước mưa thấm nhiều ngày, khiến nền nhà có nguy cơ bị sụt lún bất cứ lúc nào. Ngôi nhà của gia đình bà Hồ Thị Bàng đã trở thành một trong 134 ngôi nhà thuộc diện xóa nhà ở tạm ở xã Trà Tập theo Chương trình xóa nhà ở tạm của tỉnh Quảng Nam.

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Xử lý kịp thời, chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái, thời tiết hanh khô kéo dài trên diện rộng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, nhiều khu rừng đang ở cấp cảnh báo cháy nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí với nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng được các địa phương chuẩn bị chu đáo, triển khai quyết liệt theo phương châm "bốn tại chỗ”.

Rộn ràng mùa hoa Tết

Rộn ràng mùa hoa Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường hoa Tết tại Tây Ninh rất sôi động. Dù không chuyên trồng hoa kiểng Tết như những địa phương khác nhưng vài năm gần đây nghề trồng hoa cảnh Tết tại Tây Ninh đã có sự phát triển nhanh.

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.