Ngày càng “hiếm” phim về đồng bào dân tộc - miền núi

Ngày càng “hiếm” phim về đồng bào dân tộc - miền núi
Tuy nhiên, trong lĩnh vực điện ảnh, phim truyện thì mảng đề tài này lại vô cùng khan hiếm. Hằng năm, những bộ phim truyện nhựa, phim tài liệu truyền hình dài tập về đề tài DTTS - miền núi được “xuất xưởng” chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Cái “bó” khi dựng phim về vùng dân tộc - miền núi chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh phí. “Xây dựng một bộ phim về đề tài dân tộc - miền núi thường phải chi phí cao gấp ba, bốn lần so với phim làm tại thành phố, đồng bằng. Thời gian quay phim ở vùng cao cũng dài hơn vì giao thông đi lại khó khăn, trong khi đó, thù lao cho cả êkip làm phim lại quá thấp, đó là lý do chúng tôi ngại tham gia làm phim về mảng đề tài này”, đạo diễn Thế Hồng, Hãng phim Truyện - Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ. Đây cũng là lý do khiến các nhà làm phim thường chọn con đường an toàn, dễ đi, đó là làm những bộ phim mang tính chất giải trí, phim về mảng đời sống - xã hội ở vùng thành thị, nông thôn. Còn mảng phim về vùng dân tộc - miền núi chỉ thực sự được quan tâm khi có “đơn đặt hàng” của Nhà nước. 

Ngày càng “hiếm” phim về đồng bào dân tộc - miền núi ảnh 1
Êkip làm phim “Vòng xòe dưới trăng” đang thực hiện một cảnh quay trong phim. Ảnh: Ảnh đạo diễn cung cấp
Tìm hiểu được biết, hằng năm, Nhà nước ta vẫn đều đặn “rót” kinh phí về Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch để Bộ giao về cho Cục Điện ảnh tự làm phim hoặc đặt hàng với các đơn vị sản xuất phim, nhằm phục vụ đồng bào DTTS vùng cao. Tổng kinh phí Nhà nước hỗ trợ để sản xuất phim phục vụ đồng bào mỗi năm chỉ, dao động từ 1,5 - 2,5 tỷ đồng. Từ nguồn kinh phí “khiêm tốn” này, Cục Điện ảnh chỉ xây dựng được 1 - 2 phim truyện nhựa và khoảng 12 - 18 chương trình băng hình phục vụ đồng bào các DTTS và miền núi để cung cấp cho các đội chiếu bóng lưu động tại các địa phương. 

Trung tâm Sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo (trực thuộc Cục Điện ảnh) là đơn vị chính được giao nhiệm vụ sản xuất phim phục vụ đồng bào vùng cao. Từ năm 2012 đến nay, dù đã rất nỗ lực, nhưng do kinh phí có hạn nên trung tâm cũng chỉ sản xuất được 3 bộ phim truyện nhựa theo đơn đặt hàng của Nhà nước và 1 phim thiếu nhi gồm: Phim “Nước mắt người cha” (phim truyện video đã đoạt giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18 năm 2013); phim “Tiếng khèn” (sản xuất năm 2014; phim thiếu nhi “Siêu quậy lên chùa” (sản xuất năm 2015) và bộ phim “Vòng xòe dưới trăng” (phim truyện nhựa - đang hoàn thiện phần hậu kỳ). 

Đạo diễn Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo chia sẻ: “Nếu không có duyên nợ và tâm huyết với đồng bào vùng cao, không am hiểu về văn hóa, tập quán của các DTTS, thì các nhà làm phim khó có thể xây dựng được những bộ phim chạm vào được trái tim của đồng bào. Làm phim phục vụ đồng bào vùng cao thực sự không dễ bởi kinh phí hạn hẹp, trong khi đó chi phí đi lại, ăn ở sinh hoạt để làm phim lại rất lớn. Những người trong êkip làm phim nếu không có sự đồng cảm, sẻ chia thì rất khó có thể làm ra được những bộ phim hay, có giá trị về mặt tư tưởng, nghệ thuật”. 

Để từng bước lấp đầy những khoảng thiếu hụt về mảng phim vùng dân tộc, miền núi, Giám đốc Trần Trung Dũng mong muốn trong những năm tới sẽ có sự phối hợp, kết nối chặt chẽ hơn giữa Trung tâm Sản xuất phim dân tộc, miền núi và biển đảo với các cơ quan, đơn vị làm công tác dân tộc để xây dựng những chương trình phối hợp mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, mang được nhiều hơn những “món ăn tinh thần” bổ ích phục vụ đồng bào. Thực tế chứng minh không có con đường nào để đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước hiệu quả như truyền hình và phim ảnh. Đây chính là khoảng trống lớn nhất mà chúng ta đang bỏ ngỏ. 
Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Long trọng Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế

Ngày 16/3, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt “Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), UBND huyện Yên Thế long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội kỷ niệm 141 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884-2025). Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Yên Thế cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự.

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Tôn vinh truyền thống hiếu học và khoa bảng xứ Đông

Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.

Lung linh nét đẹp hoa đào ở vùng biên Cao Mã Pờ (Quản Bạ, Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Ấn tượng “Tết của người trồng cà phê”

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được xem là “Tết của người trồng cà phê”, là dịp tôn vinh người trồng, chăm sóc, chế biến và xuất khẩu cà phê. Sự kiện kinh tế, văn hóa lớn này còn là ngày hội của 49 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh, là dịp để người dân buôn làng khoe những bộ trang phục truyền thống, ẩm thực của dân tộc mình.

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Độc đáo Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội dân gian truyền thống độc đáo của An Giang nói chung và Châu Đốc nói riêng. Lễ hội chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, khát vọng của cộng đồng hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Nuôi dưỡng tình yêu văn hóa Khmer cho thế hệ trẻ

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh) tiền thân là Đoàn văn công Khmer Ánh Bình Minh, được thành lập năm 1963 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đoàn là một đơn vị nghệ thuật có tầm ảnh hưởng lớn với người dân, nhất là cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Kích cầu du lịch Phú Thọ qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Hàng năm, mỗi dịp tháng 3 (Âm lịch), điểm Di tích lịch sử Đền Hùng thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, hành hương về Đất Tổ và tham dự lễ hội lớn nhất cả nước tại Phú Thọ. Với đa dạng các hoạt động diễn ra, mùa lễ hội Giỗ Tổ là cơ hội quảng bá, thu hút đông đảo hơn du khách đến với Phú Thọ. Địa phương đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai các hoạt động thu hút du khách cũng như đảm bảo an toàn trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Lễ hội Ánh sáng - "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê"

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột diễn ra Lễ hội Ánh sáng với chủ đề "Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê". Đây là hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Lễ hội phước biển của đồng bào Khmer hấp dẫn du khách

Từ ngày 12-14/3, tại chùa Sê rây Cro Săng (Phường 2, thị xã Vĩnh Châu), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức lễ cúng phước biển năm 2025. Đây là lễ hội của đồng bào Khmer xứ biển Vĩnh Châu thể hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu…

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An: Khẳng định tiềm năng khác biệt, lợi thế nổi trội, độc đáo của di sản

Tỉnh Ninh Bình luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của ngành Du lịch, Văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn, phát huy di sản Tràng An. Hội thảo Quốc tế “Lượng hóa giá trị Quần thể danh thắng Tràng An và Phát triển thương hiệu của điểm đến Di sản thế giới” mới đây đánh giá Tràng An có hàm chứa những giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa và được coi là một trong những dự án đầu tiên ở Việt Nam triển khai định lượng giá trị kinh tế tổng thể của một di sản thế giới.

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu

Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Đặc sắc trò chơi pháo đất Ninh Giang

Với người dân Ninh Giang, Hải Dương, đặc biệt là bà con làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, hội thi pháo đất trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu tại mỗi kỳ lễ hội Xuân ở địa phương.

 Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Người "giữ hồn" thổ cẩm ở vùng cao Yên Bái

Trong tín ngưỡng, văn hóa của đồng bào Mông, thổ cẩm truyền thống là hồn cốt dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Thổ cẩm gắn bó với mỗi cộng đồng trong suốt vòng đời, từ lúc sinh ra, lập gia đình và những lúc cuối đời. Với mong muốn gìn giữ, phát triển các sản phẩm thổ cẩm, nghệ nhân vẽ sáp ong Lý Thị Ninh (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải) đã kết nối, mang thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mông vươn ra thế giới và trở thành người "giữ hồn" thổ cẩm dân tộc.