Ngày 13/1, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030; bầu Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ mới gồm 7 thành viên. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng Nguyễn Việt Hùng tái đắc cử chúc Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2025-2030.
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác văn học năm 2025, trao Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 và Lễ kết nạp Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Y Ban nhận Giải Đặc biệt Giải thưởng Hội Nhà văn Năm 2024.
Sáng 10/11, tại thành phố Long Xuyên (An Giang), Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Hội thảo “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số - thống nhất trong đa dạng" với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình, nhà thơ, nhà văn trong cả nước.
Năm 2024, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam đổi mới phương thức tổ chức hoạt động để theo kịp với thực tiễn, phát huy hơn nữa tinh hoa của hội viên, tiếp tục sáng tạo những sản phẩm văn học nghệ thuật có dấu ấn riêng, tạo thành tiếng nói đầy bản sắc, có sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.
Sáng 20/9, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ giới thiệu tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” của Nhà văn Võ Bá Cường, do Hội Nhà văn Việt Nam và UBND tỉnh Thái Bình phối hợp tổ chức.
Ngày 11/4, Tỉnh ủy Sơn La tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Ngày 17/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
Ngày 4/1, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc.
Ngày 9/1, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thiếu nhi, trao giải thưởng Tác giả trẻ lần thứ nhất. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.
Chiều 14/12, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Họp báo thông tin về Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với những vấn đề quan trọng, cấp thiết của đất nước hôm nay” và Kỳ họp thứ 10 của Hội đồng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, chủ trì họp báo.
Sáng 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam về một số đề án, chương trình phát triển văn học nghệ thuật trong giai đoạn mới, hướng tới kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập nước (1945-2035) và 100 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930-2030).
Ngày 26/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1439/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2021.
Ngày 27/11, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu và những người yêu văn học cả nước cùng tiễn biệt nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh - đại diện cuối cùng của phong trào Thơ Mới (1930-1945), một nhà thơ lớn, một dịch giả tài hoa, ông đã ra đi ở tuổi tròn 100.
Ngày 6/11, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Đại hội đã bầu 17 người vào Ban Chấp hành Hội nhiệm kỳ mới. Ông Phạm Văn Muộn tái đắc cử là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Mảng đề tài dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn có sức hấp dẫn, thu hút đông đảo giới văn nghệ sĩ tham gia sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhiếp ảnh mỹ thuật. Nhiều văn nghệ sĩ đã khẳng định được tên tuổi, tài năng và thành danh từ lĩnh vực sáng tác này.
Không chỉ là một “ngôi sao sáng” trên bầu trời văn học cổ Việt Nam, Đại thi hào Nguyễn Du còn là một Danh nhân văn hóa thế giới, được cả thế giới biết đến và công nhận. Tác phẩm “Truyện Kiều” của ông đã trở thành một tài sản văn học chung của thế giới, được dịch ra hàng chục thứ tiếng khác nhau.