Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng chính sách
Với tinh thần “Không để bất kỳ một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nào phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí”, Ngân hàng Chính sách Xã hội Nghệ An đã đưa nguồn vốn đến với người dân kịp thời, mang lại cơ hội học tập cho hàng trăm ngàn sinh viên nghèo. Trong ảnh: Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã Nghệ An làm thủ tục cho các gia đình tại xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên vay vốn. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN
Với tinh thần “Không để bất kỳ một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nào phải bỏ học vì thiếu tiền đóng học phí”, Ngân hàng Chính sách Xã hội Nghệ An đã đưa nguồn vốn đến với người dân kịp thời, mang lại cơ hội học tập cho hàng trăm ngàn sinh viên nghèo. Trong ảnh: Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã Nghệ An làm thủ tục cho các gia đình tại xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên vay vốn. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Từ khi thành lập đến nay, cùng với kiện toàn về tổ chức, bộ máy từ Trung ương đến địa phương, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách; trong đó đặc biệt chú trọng tới các chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hỗ trợ làm nhà ở, cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay đồng bảo dân tộc thiểu số và cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Chị H’Hương Byă, người Ê Đê ở buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng huyện CưMgar (Đắk Lắk) là điên hình làm kinh tế gia đình giỏi và sử dụng có hiệu quả từ nguồn vồn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Hiện tại gia đình chị có thu nhập mỗi năm trên 400 triệu đồng từ tiền bán cà phê, cây ăn quả và làm rượu cần truyền thống của người đồng bào Ê Đê. hị H’Hương Byă thu hoach cà phê. Ảnh:Dương Giang- TTXVN
Chị H’Hương Byă, người Ê Đê  ở buôn Cuôr Đăng B, xã Cuôr Đăng huyện CưMgar (Đắk Lắk) là điên hình làm kinh tế gia đình giỏi và sử dụng có hiệu quả từ nguồn vồn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội.  Hiện tại gia đình chị có thu nhập mỗi năm trên 400 triệu đồng từ tiền bán cà phê, cây ăn quả và làm rượu cần truyền thống của người đồng bào Ê Đê. hị H’Hương Byă thu hoach cà phê. Ảnh:Dương Giang- TTXVN
Tính đến cuối tháng 7/2015, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có hơn 92.600 hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ đạt hơn 1.333 tỷ đồng; giúp hàng ngàn hộ thoát nghèo, hàng chục ngàn lao động có thêm việc làm, góp phần đảm bảo an sinh, trật tự xã hội trên địa bàn. Trong ảnh: Hộ gia đình chị Lê Hồng Điệp ở phường Tân Lập, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ vay vốn cải tạo vườn tạp thành trang trại trông ổi, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt- TTXVN
Tính đến cuối tháng 7/2015, trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có hơn 92.600 hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ đạt hơn 1.333 tỷ đồng; giúp hàng ngàn hộ thoát nghèo, hàng chục ngàn lao động có thêm việc làm, góp phần đảm bảo an sinh, trật tự xã hội trên địa bàn. Trong ảnh: Hộ gia đình chị Lê Hồng Điệp ở phường Tân Lập, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ vay vốn cải tạo vườn tạp thành trang trại trông ổi, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trần Việt- TTXVN

Đến nay, đã có trên 25 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi  của NHCSXH, với tổng số tiên vay hơn 285.000 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay này đã có trên 3,6 triệu hộ thoát cảnh đói nghèo; trên 11,8 triệu lượt lao động được tạo việc làm, có thu nhập ổn định.

Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông ở bản Thèn Pả, xã Tà Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã đầu tư cải tạo hàng ngàn m2 ao nuôi cá, chăn nuôi dê sinh sản…. Hiện gia đình anh có đàn dê hàng trăm con, mỗi năm xuất bán hàng chục tấn lợn thịt và cá, sau khi trừ chi phí còn thực lãi hàng trăm triệu đồng. Trong ảnh: Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông ở bản Thèn Pả, xã Tà Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã đầu tư cải tạo hàng ngàn m2 ao nuôi cá, chăn nuôi dê sinh sản…. Hiện gia đình anh có đàn dê hàng trăm con, mỗi năm xuất bán hàng chục tấn lợn thịt và cá, sau khi trừ chi phí còn thực lãi hàng trăm triệu đồng. Trong ảnh: Anh Giàng A Sinh chăm sóc đàn dê. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Vốn tín dụng chính sách của NHCSXH cũng giúp hơn 3, 3 triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 6,6 triệu công trinh nước sạch và vệ sinh ở nông thôn;  484 nghìn căn nhà cho các hộ nghèo và gia đình chính sách cùng 700 chòi tránh lũ và trên 102 nghìn ngôi nhà vượt lũ cho các hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.

:: Từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Chính sách Xã hội, người dân ở nhiều buôn làng Tây Nguyên đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Ảnh: Văn thông- TTXVN
Từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Chính sách Xã hội, người dân ở nhiều buôn làng Tây Nguyên đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. Ảnh: Văn thông- TTXVN

Với những đóng góp cho cộng đồng xã hội thông qua việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, NHCSXH đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quý khác,

   
Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cao Lộc, Lạng Sơn xuống tận xã Yên Trạch hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn. Ảnh: Thế Thuần- TTXVN
Cán bộ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Cao Lộc, Lạng Sơn xuống tận xã Yên Trạch hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn. Ảnh: Thế Thuần- TTXVN

Có thể bạn quan tâm