Hòa Bình là vùng đất có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường, chiếm hơn 63% dân số. Nơi đây nổi tiếng với bốn vùng Mường cổ “Bi, Vang, Thàng, Động” cùng sự hiện diện của “Văn hóa Hòa Bình” tồn tại trên 10.000 năm. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và gìn giữ được một nền văn hóa phong phú và đa dạng...
Nhằm giới thiệu các nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện Tục cúng vía độc đáo của dân tộc mình.
Ngày 17/2 (tức mồng 8 Tết Giáp Thìn), tại sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình diễn ra Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường năm 2024. Lễ hội năm nay được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, trò chơi dân gian, ẩm thực và các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch của địa phương thu hút đông đảo du khách tham dự.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2023, ngày 26/11/2023, tại Làng Văn hoá, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Mường tỉnh Thanh Hóa tổ chức tái hiện lễ Pồôn Pôông. "Pồôn" có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; "Pôông" có nghĩa là bông, hoa. "Pồôn Pôông" tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây Bông để cầu cho bản Mường no ấm, thóc đầy bồ, lúa đầy sân, con người hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày rằm tháng Giêng, rằm tháng Ba và rằm tháng Bảy.