Trong Kế hoạch này, Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả; tiếp cận các thông tin internet để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; tiếp cận nguồn vốn tín dụng và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả; tuyên truyền cho bà con các biện pháp phòng tránh các tệ nạn xã hội.
Xã Ia Tôr, huyện Chư Prông là một xã vùng sâu với hơn 1.000 hộ dân, trong đó trên 50% là dân tộc thiểu số nên cuộc sống người dân vô cùng khó khăn, nhận thức còn nhiều hạn chế. Để bà con có thể tiếp cận dễ dàng với kiến thức sử dụng điện an toàn, nguồn vốn có hiệu quả vào cuộc sống và bổ sung thêm kiến thức xã hội, Công ty Điện lực Gia Lai đã tổ chức các buổi tập huấn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con. Chị Siu Hsen, làng Khô, xã Ia Pia, huyện Chư Prông cho biết: Tham gia lớp tập huấn, chị có thêm nhiều kinh nghiệm về sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Có điện rồi, các con chị cũng được tiếp cận với internet, học hỏi được nhiều cái mới, ứng dụng có ích cho cuộc sống.
Với trên 1.400 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Chư Pah được đầu tư dự án cải tạo và phát triển lưới điện nông thôn tỉnh Gia Lai với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, Công ty Điện lực Gia Lai đã thường xuyên cử các kỹ sư, công nhân xuống các làng hướng dẫn bà con cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Nhờ đó, người dân đã tiếp cận với thông tin truyền thông, internet, học hỏi được nhiều điều hay, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Bên cạnh đó, các kỹ sư còn hướng dẫn bà con tiếp cận tín dụng và đầu tư hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh; sử dụng điện 3 pha chạy máy bơm nước thay cho máy bơm dầu, qua đó giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Ông Lê Quang Trường, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, mục đích của dự án là nâng cao dân trí của đồng bào, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là công tác giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Khi có điện về, đồng bào rất mừng, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí, dần xóa bỏ các hủ tục. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện các dự án KFW 2, KFW3 mục đích hoàn thiện lưới điện và đưa điện đến các vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Gia Lai. Ngoài các dự án phát triển lưới điện, Công ty còn có dự án MiniScada, dự án Công tơ điện tử, dự án sửa chữa điện nóng, nhằm nâng cao chất lượng sử dụng điện và nâng cao độ tin cậy cho khách hàng. Công ty tiếp tục giám sát, để kế hoạch phát triển dự án này thực hiện theo đúng các chính sách, các quy định và tiếp tục hướng dẫn cho bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Được biết, với tổng số vốn đầu tư 223 tỷ đồng (từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á), dự án cải tạo và phát triển lưới điện nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai từ năm 2013 và hoàn thành năm 2014, cấp điện cho 65 xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai, với trên 100 km đường dây trung áp, hơn 370 km đường dây hạ áp, 78 trạm biến áp với tổng dung lượng trên 8.500 kVA và hơn 18.000 công tơ điện. Sau khi hoàn thành, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của đồng bào dân tộc địa phương.
Để thực hiện việc tiết kiệm điện, bên cạnh việc vận động các hộ trồng thanh long chuyển sang chiếu sáng bằng đèn Compact, Công ty Điện lực còn kiểm soát chặt chẽ thời gian chiếu sáng vào giờ thấp điểm ban đêm (từ 22 giờ). Ảnh: Ngọc Hà - TTXVN |
Xã Ia Tôr, huyện Chư Prông là một xã vùng sâu với hơn 1.000 hộ dân, trong đó trên 50% là dân tộc thiểu số nên cuộc sống người dân vô cùng khó khăn, nhận thức còn nhiều hạn chế. Để bà con có thể tiếp cận dễ dàng với kiến thức sử dụng điện an toàn, nguồn vốn có hiệu quả vào cuộc sống và bổ sung thêm kiến thức xã hội, Công ty Điện lực Gia Lai đã tổ chức các buổi tập huấn để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho bà con. Chị Siu Hsen, làng Khô, xã Ia Pia, huyện Chư Prông cho biết: Tham gia lớp tập huấn, chị có thêm nhiều kinh nghiệm về sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Có điện rồi, các con chị cũng được tiếp cận với internet, học hỏi được nhiều cái mới, ứng dụng có ích cho cuộc sống.
Với trên 1.400 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Chư Pah được đầu tư dự án cải tạo và phát triển lưới điện nông thôn tỉnh Gia Lai với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành dự án, Công ty Điện lực Gia Lai đã thường xuyên cử các kỹ sư, công nhân xuống các làng hướng dẫn bà con cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả. Nhờ đó, người dân đã tiếp cận với thông tin truyền thông, internet, học hỏi được nhiều điều hay, nâng cao đời sống vật chất tinh thần. Bên cạnh đó, các kỹ sư còn hướng dẫn bà con tiếp cận tín dụng và đầu tư hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh; sử dụng điện 3 pha chạy máy bơm nước thay cho máy bơm dầu, qua đó giảm sức lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Ông Lê Quang Trường, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai cho biết, mục đích của dự án là nâng cao dân trí của đồng bào, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là công tác giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Khi có điện về, đồng bào rất mừng, mua sắm các trang thiết bị hiện đại để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí, dần xóa bỏ các hủ tục. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện các dự án KFW 2, KFW3 mục đích hoàn thiện lưới điện và đưa điện đến các vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Gia Lai. Ngoài các dự án phát triển lưới điện, Công ty còn có dự án MiniScada, dự án Công tơ điện tử, dự án sửa chữa điện nóng, nhằm nâng cao chất lượng sử dụng điện và nâng cao độ tin cậy cho khách hàng. Công ty tiếp tục giám sát, để kế hoạch phát triển dự án này thực hiện theo đúng các chính sách, các quy định và tiếp tục hướng dẫn cho bà con sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Được biết, với tổng số vốn đầu tư 223 tỷ đồng (từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á), dự án cải tạo và phát triển lưới điện nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai từ năm 2013 và hoàn thành năm 2014, cấp điện cho 65 xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Gia Lai, với trên 100 km đường dây trung áp, hơn 370 km đường dây hạ áp, 78 trạm biến áp với tổng dung lượng trên 8.500 kVA và hơn 18.000 công tơ điện. Sau khi hoàn thành, dự án đã có nhiều tác động tích cực đến đời sống của đồng bào dân tộc địa phương.
Dư Toán