Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch

Học sinh tham quan ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Việt
Học sinh tham quan ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Việt

Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) được xem là địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Nam Đàn đang triển khai xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch…

Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 1Học sinh tham quan ngôi nhà tranh đơn sơ của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Sen, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Việt

Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới, ngày 04/01/2019 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018 - 2025” với mục tiêu nâng cao toàn diện chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng, làm động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thông qua hoạt động du lịch, dịch vụ, đưa Nam Đàn trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu về phát triển văn hóa gắn với du lịch, góp phần tạo ra sức lan tỏa trên toàn quốc.

Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 2Một góc Khu di tích lịch sử vua Mai Hắc Đế ở thị trấn Nam Đàn đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt từ ngày 29/12/2022. Ảnh: Nguyễn Việt

Sau 4 năm thực hiện Đề án, diện mạo nông thôn huyện Nam Đàn ngày càng khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hóa. Điểm nhấn trong xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu của Nam Đàn là việc huy động nguồn lực để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng du lịch. Bên cạnh đó là các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm bảo tồn, trùng tu và phát huy hiệu quả. Việc xây dựng, hoàn thiện các công trình Đền Chung Sơn, Cụm di tích vua Mai Hắc Đế, Chùa Đại Tuệ... cũng tạo điểm nhấn trong hoạt động du lịch.

Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 3Du khách Nhật Bản thưởng thức bữa ăn truyền thống của người Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Nguyễn Bảo Tuấn, Giám đốc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên cho biết, để nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng được đơn vị chú ý đào tạo, bồi dưỡng. Năm nay, bên cạnh hướng dẫn viên thuyết minh tiếng Anh, tiếng Pháp, đơn vị còn đào tạo 7 hướng dẫn viên thuyết minh tiếng Lào phục vụ khách tham quan.

Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 4Chùa Đại Tuệ nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ thuộc xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, nay là một trong những chốn hành hương, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung Bộ. Ảnh: Nguyễn Việt

Huyện Nam Đàn đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đến nay, huyện hoàn thành 4 mô hình du lịch gồm: mô hình du lịch cộng đồng trải nghiệm homestay Cửa Ông xã Nam Nghĩa; mô hình du lịch sinh thái Thung Pheo xã Nam Anh; mô hình du lịch trải nghiệm vườn hoa của anh Phạm Trung Kiên xã Kim Liên; mô hình du lịch nông thôn trải nghiệm Tâm Thuận xã Nam Cát. Ngoài ra, còn có Hợp tác xã sen Quê Bác đã đầu tư sản xuất và chế biến sản phẩm từ sen tạo ra nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao phục vụ du lịch. Đồng thời, hình thành các mô hình du lịch trải nghiệm tại vùng trồng sen xã Kim Liên, vườn hồng Nam Anh...

Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 5Nam Đàn hiện có 19/19 xã, thị trấn thành lập Câu lạc bộ dân ca ví giặm. 100% xóm, khối có đội văn nghệ hoặc câu lạc bộ văn nghệ thường xuyên tập luyện, giao lưu sinh hoạt. Ảnh: Nguyễn Việt
Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 6Không chỉ xuất hiện trên mâm cơm trong những bữa ăn dân dã, tương Nam Đàn còn là nét đặc trưng văn hóa của vùng quê Bác. Ảnh: Nguyễn Việt
Nam Đàn phát triển văn hóa gắn với du lịch ảnh 7Khách du lịch trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại vườn hồng Nam Anh ở xã Nam Đàn. Ảnh: Nguyễn Việt

Ông Vương Hồng Thái, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nam Đàn thông tin, Nam Đàn phấn đấu đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Huyện tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng và cơ sở vật chất; tập trung phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch.

Văn Tý

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm