Mô hình của ông Nguyễn Quốc Toản, thôn Tân Chính, xã Đại Hóa, huyện Tân Yên (Bắc Giang).Mỗi năm cho thu khoảng 200 triệu đồng từ nhung và hươu giống. Ảnh: nguoichannuoi.com |
Đây là bước quan trọng nhất quyết định sự thành công khi chăn nuôi hươu:
1.1 Khi chon hươu đực giống:
- Phải chọn những con khoẻ mạnh, lông mượt, vầng trán to, thân hình vạm vỡ, bốn chân chắc chắn đều đặn.
- Nên chọn con lứa thứ 2 trở đi, khi hươu bố, mẹ có đặc điểm tốt sẽ có khả năng cho nhung từ 1 - 1,5 kg/năm trở lên.
1.2. Chọn hươu cái giống:
- Chọn con được sinh ra từ con mẹ đẻ ổn định hàng năm, nuôi con khoẻ không bị bệnh truyền nhiễm.
- Chọn hươu được sinh ra từ lứa thứ 2 trở đi.
- Hươu con khoẻ mạnh, lông mượt, cổ dài, đầu thanh, mông nở, các bộ phận sinh dục nổi rừ.
2. Thức ăn:
Nguồn thức ăn dành cho hươu sao rất dồi dào, và đây cũng là động vật được thuần dưỡng từ lâu nên hươu có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn, như các loại lá cây: các loại cỏ, ngô, khoai lang, dây lạc, lá mít,… và nhiều loại củ quả: củ khoai, cà rốt, quả chuối…. Và bạn phải đảm bảo nguồn thức ăn này phải được thu hái sạch sẽ, tránh nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, bùn đất, không nên cho hươu ăn lá cây bị nấm mốc dễ đau bụng, ngộ độc.
Ngày nay, người dân chăn nuôi theo hướng thâm canh và trồng cỏ để cho hươu như: cỏ voi, cỏ sữa, cỏ ghinê, các loại cây trồng làm nguồn thức ăn cho hươu… Nuôi 8 đến 10 con trồng 2 sào cỏ đủ cho hươu ăn quanh năm, các loại thức ăn khác như ngô ủ mầm, thức ăn tinh chỉ bổ sung vào mùa sinh sản, cắt lộc, nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
3. Phòng bệnh:
Hươu sao là loài động vật rất dễ nuôi và phát triển, nhưng cũng gặp một số bệnh nguy hiểm dẫn đến giảm hiệu quả sinh con, chất lượng nhung thậm chí có thể chết, cần đề phòng cẩn thận, một số thường gặp sau:
a. Bệnh tụ huyết trùng:
- Triệu chứng: Hươu sốt cao, mắt đỏ ngầu , nước mắt, nước mũi chảy ra, thở gấp, mũi khô và chướng bụng.
- Điều trị: Trong trường hợp bụng chướng to cần dùng kim thông hơi từ dạ cỏ ra ngoài, sau đó dùng các loại thuốc sau để điều trị:
+ Dùng thuốc: Peniciline + Streptomicine + trợ sức: B.complex, B1, ADE, Cafein (nên mời Bác sỹ thú y điều trị).
+ Bằng thuốc nam : Thuốc nam để Hươu nhanh phục hồi sức khoẻ:
- Dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 50 - 70g đường glucoza, 2 - 4 gói sâm dạng hoà tan, 3 - 5 gúi men tiêu hóa, 15 - 20 gam Sunfatmagiờc (MgSO4) trộn vào đổ vào chai cho hươu uống.Tác dụng làm cho cơ thể mau phục hồi vì trong thời gian hươu bị bệnh lười ăn hơn những ngày thường. (Bài thuốc tây+ nam kết hợp nên sử dụng trong 3 - 4 ngày mỗi ngày 2 - 3 lần)
Tác dụng làm giảm nhiệt cho cơ thể đồng thời bổ sung thêm năng lượng, sau đó dùng kháng sinh để điều trị.
b. Bệnh ký sinh trùng đường máu:
Bệnh thường gặp ở tất cả lứa tuổi.
- Triệu chứng: ở cả 3 thể: cấp tính, cấp mãn tính và mãn tính, nhưng thường gặp thể cấp tính và mãn tĩnh.
- Điều trị: Dùng thuốc đặc hiệu để trị bệnh Tripamidium, Azidin, Naganin, tuỳ thuộc vào thể trạng từng con và triệu chứng từng con mà chỉ định thuốc và liều lượng cụ thể. Trong thời gian bị bệnh thì chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phải tốt hơn đồng thời dùng thêm bài thuốc nam trong 3 - 5 ngày.
c. Bệnh sán lá gan:
Khi phong trào chăn nuôi hươu phát triển dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho hươu, nên nông dân đã thường tận dụng thu hái các loại cỏ, nhất là cây cỏ nước, nguồn thức ăn này thường là nguyên nhân dẫn đến hươu bị nhiễm bệnh giun sán.
- Triệu chứng: Hươu vẫn ăn uống bình thường bụng phình to, lông xơ xác, gầy mòn và chết.
- Điều trị: Thường dùng loại tẩy giun sán: Fasciolid, Dextin B (theo hướng dẫn của Bác sỹ thú y).
4. Bệnh ở hươu con:
Bệnh thường gặp là bệnh viêm phổi:
- Nguyên nhân: Hươu con sinh ra gặp điều kiện bất lợi về thời tiết: nắng nóng, gió lạnh lùa vào chuồng. Do xông khói nhiều dẫn đến chuồng thiếu Oxy, do vi khuẩn đường hô hấp.
- Triệu chứng: Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở.
Khô mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Hươu bỏ bú, lười ăn
- Điều trị:
+ Tiêm trợ sức: - Vitamin các loại
- Kanamycin
- Steptomycin
- Penicylin.
+ Theo kiến nghị của người nông dân nên dùng bài thuốc nam cho hươu con từ 1 - 30 ngày tuổi. Thuốc nam: Lá mơ, lá diếp cá, cây cỏ mực giã nhỏ vắt lấy 30 - 50 ml, trộn thêm đường glucoza + sâm gói + men tiêu hoá, có thể dùng thêm sữa tươi Vinamilk (loại nguyên kem) Ngoài ra có thể cho uống 8 - 10 lần/ngày (cả ngày và đêm) trộn với thuốc nam trên khoảng 10 - 20ml.
Sau mỗi lần cho hươu con ăn thì đồng thời phải vệ sinh cho nó bằng cách vuốt nhẹ vào hậu môn và bộ phận sinh dục để hươu con phóng uế ra ngoài sau đó dùng tay ấn đẩy sạch.
- Chuồng trại: Tuy được thuần hóa đã lâu nhưng hươu sao vẫn còn bản tính hoang dã, sức đề kháng cao nên hươu sao rất nhút nhát, thính giác và thị giác rất tốt, thích sinh hoạt bầy đàn thể hiện tính hoang dã. Vậy, trong chăn nuôi thường nên nuôi từ 2 con trở lên. Thích yên tỉnh, kín đáo, tránh ồn ào, để nghỉ ngơi. Có thể nuôi hươu theo trang trại có chuồng kiên cố và có vườn cây để hươu vận động, nghỉ ngơi dưới tán cây.
Nên xây dựng chuồng kiên cố, nơi thoáng mát, nhưng không gần nơi đông người qua lại tránh gây hoảng hốt bỏ chạy khi có tiếng động.
Quy mô mỗi gia đình nên nuôi khoảng 10 con để hợp lý trong chăm sóc và nuôi dưỡng, đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao.
5. Hiệu quả kinh tế tính ở mức trung bình 8 con/hộ để tham khảo:
Thông thường nhân dân nuôi hươu theo từng cặp đực và cái để có thu nhập ổn định từ nhung hay từ con giống. Qua tìm hiểu chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế để tham khảo như sau với mức nuôi trung bình 8 con (4 đực + 4 cái):
- Bán con giống 4 con x 5.000.000 đ = 20.000.000đ
- Bán nhung: 4 cặp x 1 kg/ cặp x 12.000.000 đ = 48.000.000đ
Như vậy mỗi năm gia đình có thể thu hoạch được 68 triệu đồng , trong khi đó chi phí chăn nuôi hươu sao thấp chủ yếu là công nhàn rỗi và các thức ăn tận thu từ sản xuất nông nghiệp.
Theo : nguoichannuoi.com