Theo đó, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học London (UCL) đã tiến hành phân tích hồ sơ của gần 400.000 người thuộc dự án nghiên cứu dài hạn mang tên UK Biobank và Dự án nghiên cứu cấu trúc gien quốc tế, nhằm xác định liệu có mối quan hệ giữa giấc ngủ với sự nhận thức và chứng mất trí hay không.
Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc lỗi trong bài kiểm tra trí nhớ thị giác đối với những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày là 5%, trong khi tỷ lệ này đối với những người ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày là 9%.
Nhà nghiên cứu cấp cao, Giáo sư Victoria Garfield (Vích-to-ri-a Ga-pheo) thuộc Viện khoa học tim mạch của UCL cho rằng những người trưởng thành khỏe mạnh nên thực hiện nghiêm túc thói quen ngủ đủ giấc, từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Albert Henry (An-bớt Hen-ri)) nhận định nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa thời gian ngủ và chức năng nhận thức, do đó việc cải thiện thói quen ngủ có thể có lợi cho sức khỏe nhận thức của con người.
Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc lỗi trong bài kiểm tra trí nhớ thị giác đối với những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày là 5%, trong khi tỷ lệ này đối với những người ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày là 9%.
Nhà nghiên cứu cấp cao, Giáo sư Victoria Garfield (Vích-to-ri-a Ga-pheo) thuộc Viện khoa học tim mạch của UCL cho rằng những người trưởng thành khỏe mạnh nên thực hiện nghiêm túc thói quen ngủ đủ giấc, từ 7 đến 9 giờ mỗi ngày. Trong khi đó, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Albert Henry (An-bớt Hen-ri)) nhận định nghiên cứu này cho thấy sự liên quan giữa thời gian ngủ và chức năng nhận thức, do đó việc cải thiện thói quen ngủ có thể có lợi cho sức khỏe nhận thức của con người.
Thanh Hương