Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thái Lan, tập thể dục, đặc biệt là các bài tập tăng cường sức mạnh và tập aerobic, đã chứng minh hiệu quả đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ so với các hoạt động thông thường.
Theo nghiên cứu do các chuyên gia về khoa học giấc ngủ tại Đại học Flinders ở Nam Australia thực hiện, những người thường xuyên ngáy ngủ vào ban đêm có nhiều khả năng bị huyết áp cao và tăng huyết áp không kiểm soát.
Theo nghiên cứu mới, những người ở độ tuổi 30 và 40 nếu có giấc ngủ thường bị gián đoạn sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các vấn đề về trí nhớ và nhận thức trong khoảng 10 năm sau đó. Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố trên ấn bản trực tuyến của Neurology, tạp chí y khoa của Viện Thần kinh học Mỹ.
Các nghiên cứu cho thấy con người thường dành tới 1/3 cuộc đời của mình để ngủ và vì vậy, việc ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không ngon luôn là một "bài toán khó" đối với nhiều người, đặc biệt dưới sức ép của đại dịch COVID-19 toàn cầu. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo, cảm biến và quét 3D, bài toán về giấc ngủ đã tìm được lời giải.
Trong quá trình nghiên cứu loài ruồi giấm, các nhà nghiên cứu của Đại học Northwestern (NU), Mỹ, đã xác định được một mạng dây thần kinh có vai trò như "nhiệt kế", giúp chuyển thông tin về nhiệt độ lạnh bên ngoài từ "ăng-ten" của loài ruồi đến não bộ. Điều này giúp phần nào lý giải vì sao cả ruồi và con người đều khó dậy sớm vào sáng mùa Đông. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Current Biology số ra ngày 24/5.
Nếu để ti vi hoặc đèn trong phòng khi ngủ, phụ nữ dễ bị tăng cân nhiều hơn. Đây là kết luận được các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học y tế môi trường quốc gia của Mỹ đưa ra trên tạp chí chuyên ngành American Medical số ra ngày 10/6.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây phát hiện ngủ ít hơn 7 giờ hoặc nhiều hơn 9 giờ mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người như trí nhớ thị giác và thời gian phản ứng.
Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Trung bình mỗi ngày cần ngủ 8 giờ như vậy chúng ta phải dành khoảng 35% thời gian sống để ngủ và đôi khi ai cũng nghĩ rằng ngủ là việc dễ và nhanh nhất nhưng thực tế thì các thói quen “xấu” vô tình dẫn đến chứng mất ngủ.
Ngủ nhiều còn gọi là ngủ lịm, ngủ rũ. Người bệnh có thể ngủ từ 12 đến 18 tiếng một ngày. Ngủ rũ là một loại bệnh rối loạn giấc ngủ rất phức tạp, nó ngược lại với tình trạng mất ngủ. Người mắc bệnh này nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống.
Khi có một giấc ngủ ngon suốt cả đêm bạn mới có buổi sáng thức dậy với cảm giác thoải mái, tràn đầy sinh lực. Muốn vậy, tốt nhất bạn cần tránh những thực phẩm cản trở giấc ngủ này trong các bữa ăn đêm.
Giấc ngủ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Ngoài thời gian, vị trí nằm thì tư thế ngủ cũng rất quan trọng cho tinh thần và thể chất. Có nhiều tư thế ngủ như nằm ngửa, nằm sấp, nghiêng trái, nghiêng phải. Theo các nhà khoa học, mỗi người không giữ mãi một tư thế ngủ suốt đêm mà có thể trở mình có thể từ 20-45 lần.
Gặp vấn đề về giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, từ hiệu suất công việc đến trạng thái tinh thần khi trở về nhà sau giờ làm việc. Việc cải thiện một số thói quen có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.