Trong phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/2/2025 để kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt, nhanh chóng hơn nữa các nội dung của Nghị quyết 18 trong năm 2025.
Từ năm học 2025-2026, Bộ Chính trị thực hiện chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước. Đây là quyết sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Đắk Lắk.
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ phát triển giáo dục Mầm non vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030, với tổng đầu tư trên 67 tỷ đồng.
Với mục tiêu đến năm 2030, sẽ có ít nhất 32% trẻ em độ tuổi nhà trẻ và 96% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo tại các xã vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non, tỉnh Thái Nguyên đã đưa ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030.
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong hồ sơ tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2023-2024, bên cạnh những giấy tờ cần thiết thì cha mẹ học sinh không phải cung cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú như các năm trước.
Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ được miễn học phí công lập năm học 2022-2023.
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện lộ trình nâng cao chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Đắk Nông năm 2021.
Với đặc thù là vùng cao khó khăn, sau khi thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp học, tỉnh Yên Bái vẫn duy trì các điểm trường lẻ đối với bậc học mầm non. Đường xá xa xôi, giao thông cách trở trong khi đội ngũ giáo viên mầm non hầu hết là nữ nên để hoàn thành nhiệm vụ duy trì các điểm trường mầm non, các Cô giáo phải nỗ lực rất nhiều, thậm chí là phải tạm gác cả hạnh phúc cá nhân vì sự nghiệp “trồng người” nơi vùng cao.
Năm học nào cũng vậy, vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non lại trở thành nỗi lo của ngành Giáo dục Hà Tĩnh. Để giải quyết tình trạng này, năm học 2019-2020, tỉnh Hà Tĩnh thu hẹp quy mô tuyển sinh đối với nhóm nhà trẻ và mẫu giáo. Đến nay, hơn 12.000 trẻ mầm non trên địa bàn Hà Tĩnh có nhu cầu học tại các trường công lập vẫn chưa được đến trường.
Trong những ngày đầu năm 2019, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học, nhất là khối các trường mầm non, chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét kịp thời để giữ ấm, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Tại Đắk Lắk vẫn còn tình trạng phòng học tạm, học nhờ nhất là ở bậc học mầm non, tiểu học. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn thiếu phòng học, phòng học bộ môn ở các cấp học, bậc học, nhất là cấp tiểu học thiếu 500 phòng học nên tỷ lệ trường tiểu học dạy học 2 buổi/ngày còn thấp.
Trẻ em mẫu giáo được Nhà nước hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng (nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định). Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học. Nội dung này vừa được quy định tại Nghị định số 6/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Nhằm chuẩn bị tốt cho trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ mẫu giáo người dân tộc thiểu số nói riêng trước khi vào lớp 1, tạo tiền đề vững chắc cho các em bước vào cấp tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đã triển khai công tác tăng cường dạy tiếng Việt đối với trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Ea Dăh là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Krông Năng (Đắk Lắk). Vì điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tại nhiều thôn, trẻ em trong độ tuổi mầm non phải chịu cảnh học nhờ, có khi còn phải ở nhà vì không đủ phòng học.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững Đề án Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều biện pháp để huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp, nhờ vậy, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp trong những năm qua đạt 51,97%, riêng trẻ 5 tuổi huy động ra lớp đạt tỷ lệ 99,9%.
Chiều 6/2, trao đổi với báo chí, bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết: Phụ huynh nào có nguyện vọng chuyển cho con từ cơ sở mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) thì địa phương và ngành giáo dục sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện hết sức để đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ.
Chiều ngày 14/6, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo (GD ĐT) Hà Nội cho biết: qua 3 lần chạy thử hệ thống tuyển sinh trực tuyến, 87% các trường báo cáo hệ thống ổn định, thông suốt. Số còn lại chưa ổn định đang được rà soát điều chỉnh đảm bảo đủ điều kiện tuyển sinh trực tuyến.
Ngày 1/4, tại thành phố Vị Thanh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao Quyết định công nhận tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Dịp này, 28 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.
Sinh năm 1985, sau ba năm xuống “núi” theo học ngành Mầm non ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, chàng trai người Mông Cứ A Giàng quyết định trở về quê làm việc tại Trường Mầm non Lao Chải thuộc xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).
Thông Nông là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công tác giáo dục đào tạo luôn được địa phương quan tâm. Đặc biệt, Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi được huyện thực hiện hiệu quả. Năm 2015, huyện hoàn thành mục tiêu Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015.
Thời điểm này, nhiều trường từ bậc mầm non đến THPT trên địa bàn Hà Nội đã triển khai họp phụ huynh. Đến hẹn lại lên, những vấn đề tiền trường đầu năm tiếp tục được nhiều phụ huynh phản ánh. Quỹ trường, quỹ lớp, phí bảo hiểm y tế… và nhiều khoản thu khác được “áp” xuống.