Ngày 17/9, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, Tổ chức kỷ lục Việt Nam vừa xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam đối với hai bộ xương cá Ông được phục dựng, bảo tồn tại Di tích Lăng Tân huyện đảo Lý Sơn.
Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Huyện đảo Lý Sơn là địa phương được thụ hưởng các chính sách từ chương trình đã linh hoạt thực hiện hiệu quả việc đầu tư, cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, gia tăng giá trị sản xuất, giúp người dân giảm nghèo bền vững.
Ngày 29/4, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Trưng bày tư liệu, hiện vật hình ảnh với chủ đề "Lý Sơn - Di sản văn hóa biển đảo" năm 2023, tại Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải.
Sau chặng đường 30 năm thành lập (1/1/1993 - 1/1/2023), từ một huyện đảo nghèo, điều kiện cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Lý Sơn đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, góp phần giữ vững vai trò quan trọng là huyện đảo tiền tiêu của đất nước.
Lặn biển khai thác hải sản là một nghề phổ biến của ngư dân huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện công suất nhỏ, thiết bị lặn thô sơ và số lượng lao động trên thuyền ít khiến ngư dân phải đối diện với hiểm nguy, nhiều khi tính mạng bị đe dọa.
Trước ảnh hưởng của bão số 5 đang gây ra mưa to, gió lớn, tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện khẩn yêu cầu huyện Lý Sơn, Bình Sơn thông báo và không để người dân ra khỏi nhà, nơi cư trú từ 12 giờ ngày 11/9 để đảm bảo an toàn tính mạng cho đến khi hết gió mạnh (dưới cấp 6). Các địa phương khác cần khẩn trương triển khai biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường, kiểm soát, điều tiết, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão ảnh hưởng.
Là một trong những đảo tiền tiêu của Tổ quốc, huyện đảo Lý Sơn nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý, có dân số trên 22.000 người. Những năm vừa qua, huyện đã phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, phát triển bền vững; tăng dần tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch có sự phát triển đột phá, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nhằm hướng đến công nghệ số hóa trong lĩnh vực du lịch, góp phần quảng bá du lịch huyện đảo đến với du khách, Ban Quản lý Công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh và huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang tổ chức gắn 28 mã QR cho các điểm du lịch trên đảo.
Để bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cũng như bảo vệ chính sức khỏe của chính mình, người nông dân Lý Sơn đã dần từ bỏ thuốc diệt cỏ hóa học, phân bón hóa học để cải tạo đất; thậm chí người dân đã không còn lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong việc sản xuất hành, tỏi.
Cua đá hay còn gọi là cua dẹp, cua đỏ. Loài cua này đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng do sự khai thác tràn lan nhưng thiếu bảo vệ của người dân Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện Hải dương học Nha Trang, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn đang tích cực bảo tồn loài cua vừa có giá trị dinh dưỡng vừa có giá kinh tế cao này, và hướng đến khai thác bền vững.
Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, với mong muốn lớp con cháu hôm nay và mai sau tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển đảo Việt Nam như ông cha đã từng làm từ hàng trăm năm trước.
Sáng 18/1, các đình làng, dinh miếu, các tộc họ trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nghi thức dựng cây nêu (hay còn gọi là trồng đu lên phướn) để đón Tết cổ truyền dân tộc. Đây là nghi lễ truyền thống được người dân đảo gìn giữ gần 300 năm nay.
Rau câu chân vịt (hay rau chân vịt) là một loại rong biển có hình dạng giống chân vịt, bám vào các rạng san hô. Rau này còn có tên gọi khác là rong kỳ lân, rong đá hay rong chân vịt. Đây là loại rau thường tập trung nhiều ở khu vực biển miền Trung, nhất là đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, quần đảo Hoàng Sa-Khánh Hòa…
Rong biển là món ăn giàu chất dinh dưỡng. Còn ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) , món gỏi rong biển - được xem là rau xanh của biển cả, là một biến tấu hấp dẫn khi du khách bốn phương có dịp ghé đến đảo.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang khẩn trương xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho hai sản phẩm truyền thống nhưng chưa được quảng bá rộng rãi là chả cá và nước mắm.
Trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa, du lịch Lý Sơn lần thứ II, trưa 23/6, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hội đua thuyền tứ linh - Lễ hội văn hóa đặc sắc của người dân đảo Lý Sơn được gìn giữ hàng trăm năm qua.
UNESCO và Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các công viên địa chất trên toàn thế giới. Quảng Ngãi bước đầu đã tiến hành xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
UNESCO và Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các công viên địa chất trên toàn thế giới. Quảng Ngãi bước đầu đã tiến hành xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
UNESCO và Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đang hỗ trợ sự phát triển các công viên địa chất trên toàn thế giới. Quảng Ngãi bước đầu đã tiến hành xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lý Sơn là Công viên địa chất toàn cầu.
Đến với đảo Bé, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi), bên cạnh việc tham quan những trầm tích núi lửa hoang sơ, vẹn nguyên, du khách còn có thêm những loại hình giải trí dân dã khác. Một trong số đó là trải nghiệm săn cua đá, bắt còng biển vào ban đêm cùng với người dân địa phương.
Từ ngày 29/6 - 3/7, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Lý Sơn lần thứ I - năm 2018 với chủ đề “Lý Sơn - một truyền thống, một bản sắc” đã diễn ra tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).
Ngày 30/5, Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức khánh thành, bàn giao và đưa vào sử dụng cụm công trình an sinh xã hội, với tổng kinh phí xây dựng lên tới 10 tỷ đồng. Công trình do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Quảng Ngãi tài trợ.
Tổ quốc Việt Nam chúng ta có vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích lãnh thổ đất liền với hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Thấy được tiềm năng to lớn này, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09 ngày 9/2/2007 về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu đưa nước ta phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tiếp đó, ngày 21/6/2012, Luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua cũng đề cập đến việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, yêu cầu triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng biển.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, ngày 17/10, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ.
Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Biển, đảo Việt Nam”, ngày 30/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với huyện đảo Lý Sơn tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch Lý Sơn”. Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu; 120 đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh cùng đại diện một số địa phương có ngành du lịch phát triển như Kon Tum, Quảng Nam.
Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã thông qua phương án dành gần 50 tỷ đồng từ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án xây dựng khu vực Lý Sơn - Bình Châu thành Công viên địa chất toàn cầu, giai đoạn 2017- 2024. Cùng với đó, tỉnh sẽ hợp tác với Viện Khoa học địa chất Việt Nam hoàn thiện hồ sơ liên quan, sớm trình UNESCO công nhận.
Khoảng thời gian dài từ đầu hè đến cuối thu, khi Lý Sơn vào mùa du lịch thì cũng là mùa thu hoạch những con nhum biển béo mập, ngon ngọt nhất trong năm. Ai đã từng thử những món ăn được chế biến từ nhum biển ở Lý Sơn mới hiểu vì sao đây lại là đặc sản tiến vua khi xưa.
Nằm cách đảo Lớn, Lý Sơn khoảng 3 hải lý về phía Tây Bắc, xã đảo An Bình (hay còn gọi là đảo Bé) có diện tích chưa đầy 1 km2 với khoảng 100 hộ dân sinh sống.