Tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh, Lý Sơn là nơi lưu giữ những bằng chứng lịch sử thiêng liêng về chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; nơi có những kiến tạo địa chất độc đáo, giàu bản sắc văn hóa. Lý Sơn còn là nơi hội tụ của những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng: Ba lớp cư dân Sa Huỳnh – Chăm pa – Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn, đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy như di chỉ xóm Ốc – suối Chình, miệng núi lửa Giếng Tiền, chùa Hang, đình làng An Vĩnh, đình làng An Hải, dinh bà Thiên Y A Na…Tất cả các yếu tố đó đã và đang được khơi dậy, phát huy để Lý Sơn thúc đẩy phát triển văn hóa - du lịch trong thời kỳ đổi mới.
Hoạt động du lịch tại Lý Sơn chính thức được khởi động vào năm 2007 khi tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Lý Sơn. Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng tăng; chất lượng dịch vụ du lịch cũng từng bước được cải thiện. Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, năm 2007, Lý Sơn chỉ đón có hơn 2 ngàn lượt khách thì đến năm 2015 vượt lên 45 ngàn lượt khách và 8 tháng đầu năm 2017 tăng lên 210 ngàn lượt khách du lịch.
Hội thảo “Phát triển du lịch Lý Sơn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của hoạt động du lịch Lý Sơn; qua các kết quả nghiên cứu, giúp cho địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động du lịch Lý Sơn trong thời gian qua, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong thời gian đến; là cơ hội kết nối các sản phẩm văn hóa - du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và độc đáo, tạo bước phát triển mới cho du lịch Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, sự quan tâm đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, Lý Sơn phấn đấu trở thành điểm du lịch quốc gia và năm 2020, tạo động lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày báo cáo chỉ rõ thực trạng phát triển du lịch ở Lý Sơn trong những năm qua và đưa ra những giải pháp khả quan giúp huyện đảo “giữ mình” trước những khó khăn đang gặp phải. Đáng chú ý là giải pháp của Phó giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Vũ Cao Minh, Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, trong quy hoạch, Lý Sơn nên chú ý đến quy định về độ lớn và chiều cao công trình để không lấn át cảnh quan, và để tôn chiều cao các miệng, đỉnh núi lửa, các vách đá. Chiều cao công trình cần nhỏ hơn một tỷ lệ nhất định so với núi lửa thấp nhất.
Ông Vũ Cao Minh kiến nghị, huyện đảo Lý Sơn nên đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến đây; nhất định không được quy hoạch Hang Câu thành bãi tắm công cộng để bảo tồn được vẻ đẹp nguyên sơ của di sản. Về kiến trúc công trình, huyện nên khuyến khích các chủ đầu tư thiết kế theo kiểu dáng được lấy cảm hứng từ núi lửa và biển tạo nên vẻ độc đáo riêng…
Nhiều đại biểu cho rằng, du lịch biển đảo Lý Sơn có nhiều tiềm năng và đang ở giai đoạn phát triển do vậy cần phải có quy hoạch chi tiết, gìn giữ tài nguyên, môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa, di tích lịch sử; chú trọng tạo ra sự khác biệt riêng về sản phẩm du lịch ở công viên địa chất toàn cầu… Phát triển đúng quy hoạch, du lịch sẽ phát huy được thế mạnh của một trong hai mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở đất đảo, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn trong thời gian tới.
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN |
Hoạt động du lịch tại Lý Sơn chính thức được khởi động vào năm 2007 khi tỉnh Quảng Ngãi chủ trương mở tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi – Mỹ Khê – Lý Sơn. Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến với Lý Sơn ngày càng tăng; chất lượng dịch vụ du lịch cũng từng bước được cải thiện. Theo số liệu từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, năm 2007, Lý Sơn chỉ đón có hơn 2 ngàn lượt khách thì đến năm 2015 vượt lên 45 ngàn lượt khách và 8 tháng đầu năm 2017 tăng lên 210 ngàn lượt khách du lịch.
Hội thảo “Phát triển du lịch Lý Sơn” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của hoạt động du lịch Lý Sơn; qua các kết quả nghiên cứu, giúp cho địa phương đánh giá đúng thực trạng hoạt động du lịch Lý Sơn trong thời gian qua, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển du lịch trong thời gian đến; là cơ hội kết nối các sản phẩm văn hóa - du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và độc đáo, tạo bước phát triển mới cho du lịch Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của tỉnh, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp của các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, sự quan tâm đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp, Lý Sơn phấn đấu trở thành điểm du lịch quốc gia và năm 2020, tạo động lực để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, 120 đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh cùng đại diện một số địa phương có ngành du lịch phát triển như Kon Tum, Quảng Nam. Ảnh: Phước Ngọc - TTXVN |
Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày báo cáo chỉ rõ thực trạng phát triển du lịch ở Lý Sơn trong những năm qua và đưa ra những giải pháp khả quan giúp huyện đảo “giữ mình” trước những khó khăn đang gặp phải. Đáng chú ý là giải pháp của Phó giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Vũ Cao Minh, Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, trong quy hoạch, Lý Sơn nên chú ý đến quy định về độ lớn và chiều cao công trình để không lấn át cảnh quan, và để tôn chiều cao các miệng, đỉnh núi lửa, các vách đá. Chiều cao công trình cần nhỏ hơn một tỷ lệ nhất định so với núi lửa thấp nhất.
Ông Vũ Cao Minh kiến nghị, huyện đảo Lý Sơn nên đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, khu mua sắm để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến đây; nhất định không được quy hoạch Hang Câu thành bãi tắm công cộng để bảo tồn được vẻ đẹp nguyên sơ của di sản. Về kiến trúc công trình, huyện nên khuyến khích các chủ đầu tư thiết kế theo kiểu dáng được lấy cảm hứng từ núi lửa và biển tạo nên vẻ độc đáo riêng…
Nhiều đại biểu cho rằng, du lịch biển đảo Lý Sơn có nhiều tiềm năng và đang ở giai đoạn phát triển do vậy cần phải có quy hoạch chi tiết, gìn giữ tài nguyên, môi trường, bảo tồn các di sản văn hóa, di tích lịch sử; chú trọng tạo ra sự khác biệt riêng về sản phẩm du lịch ở công viên địa chất toàn cầu… Phát triển đúng quy hoạch, du lịch sẽ phát huy được thế mạnh của một trong hai mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở đất đảo, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện đảo tiền tiêu Lý Sơn trong thời gian tới.
Vĩnh Trọng