Lũ lụt là gì?

Lũ lụt là gì?
Ảnh minh họa - TTXVN
Ảnh minh họa - TTXVN

Nguyên nhân

Những trận mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ, lụt

Các công trình xây dựng như đường bộ, đường xe lửa và hệ thống thuỷ lợi cũng có thể ngăn cản dòng chảy tự nhiên, làm tăng ngập lụt.

Lũ lụt còn có thể xảy ra khi đê, đập, hồ hoặc kè bị vỡ.

Các trận bão lớn vó thể làm nước biển dâng lên, tiến sâu vào đất liền, gây ra ngập, lụt và nhiễm mặn.

Các loại lũ:

Có 3 loại lũ chính:

Lũ quét:

Thường xảy ra trên các sông nhỏ hoặc ở miền núi

Thường là kết quả của những trận mưa rất lớn ở những vùng có độ dốc cao, cây cối bị phá huỷ và đất không còn khả năng giữ nước

Diễn ra trong một thời gian rất ngắn, dòng nước chảy với tốc độ cực lớn, có thể cuốn theo mọi thứ nơi dòng chảy đi qua

Xuất hiện rất nhanh sau khi trời bắt đầu mưa và khó dự báo trước lũ quét sẽ xảy ra ở đâu

Có thể xảy ra khi vỡ hồ, đập

Lũ sông:

Xảy ra trên sông khi có mực nước cao hơn và tốc độ dòng nước nhanh hơn mức bình thường

Thường do các trận mưa lớn ở đầu nguồn gây ra

Có thể xuất hiện từ từ như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hoặc nhanh như ở các sông thuộc Trung Bộ

Lũ ven biển (nước biển dâng)

Xuất hiện khi sóng biển dâng cao đột ngột kết hợp với triều cường, phá vỡ đê hoặc tràn qua đê biển vào đất liền và làm nước sông không chảy thoát ra biển được gây ra ngập lụt đột ngột

Lũ ven biển thường xảy ra khi có áp thấp nhiệt đới hoặc bão vào gần bờ biển

Tác hại của lũ lụt

Gây chết người hoặc bị thương.

Ảnh hưởng đến đời sống của doanh nghiệp (lũ lụt kéo dài có thể làm chậm trễ mùa vụ mới, nguồn nước bị nhiễm bẩn, phát sinh dịch bệnh).

Làm hư hỏng các công trình (nhà cửa, bệnh viện, trạm y tế, trường học, đường giao thông, đường dây điện, đường dây điện thoại, hệ thống cung cấp nước sạch…)

Gây xói lở hoặc bồi lắng, lấp đất, cát làm mất diện tích trồng trọt.

Những yếu tố làm tăng thiệt hại của lũ lụt

Vùng sản xuất, địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng thường bị ngập lụt.

Thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống lũ lụt.

Chủ quan không có sự chuẩn bị phòng ngừa

Nhà xưởng đơn sơ, nền nhà thấp, móng và kết cấu nhà không chịu được lũ lụt.

Không có kế hoạch dự trữ nguyên nhiên liệu, lương thực

Cây trồng, gia súc không được bảo vệ.

Thiếu nơi trú ẩn an tòan cho tàu, thuyền đánh cá.

Những việc cần làm để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt

Trước khi lũ, lụt xảy ra

Theo dõi thông tin về lũ, lụt trên vô tuyến, đài hoặc loa phóng thanh công cộng

Thành lập lực lượng phản ứng nhanh, phân công trực thường xuyên để có thể phản ứng kịp thời

Bảo quản, sơ tán các thiết bị, giấy tờ sổ sách quan trọng và cất giữ ở nơi khô ráo, an toàn

Rà soát, bổ sung các thiết bị cứu hộ, cứu nạn

Gia cố nhà xưởng giúp chịu lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà xưởng bằng cách nhồi đầy cát vào các bao tải và xếp chúng quanh nhà

Neo đậu thuyền bè ở nơi an toàn và giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng được khi cần thiết

Xác định địa điểm an toàn và phương tiện để di dời khi cần.

Bảo vệ nguồn nước bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước.v.v….

Tổ chức, phân công ứng trực thường xuyên để có phản ứng kịp thời

Trong thời gian lũ, lụt

Cắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trong lũ lụt.

Tạm ngưng sản xuất khi có dấu hiệu lũ lớn

Di chuyển trang thiết bị, hang hóa tới nơi cao và an toàn,ví dụ như một toà nhà hai tầng hoặc một quả đồi..

Sau lũ lụt

Dọn dẹp nhà xưởng

Tu sửa đường sá

Rà soát thiệt hại của doanh nghiệp
Theo: ungphothientai.com

Có thể bạn quan tâm